Ngoài các loại gỗ như lim, đinh, sến, táu hay óc chó, sồi,… thì gỗ cẩm lai cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các đồ dùng nội thất, đồ thờ hay đồ thủ công mỹ nghệ,… Chắc hẵn các bạn vẫn đang tự thắc mắc gỗ cẩm lai là gỗ gì, công dụng như nào và giá bao nhiều phải không?
Mục Lục Bài Viết
Tìm hiểu về gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai là gỗ gì?
Gỗ cẩm lai tên khoa học của chúng trong tiếng anh là Dalbergia Cochinchinensis. còn có một cái tên gọi khác đó là gỗ trắc. Đây là loại gỗ tự nhiên và quý hiếm. Chúng mang lại giá trị kinh tế rất cao khi áp dụng được nhiều các các lĩnh vực khác nhau. Tại nước ta, chúng được sử dụng rất nhiều bởi vẻ đẹp mà chúng mang lại vô cùng bắt mắt.
Gỗ cẩm lai thuộc nhóm mấy?
Gỗ cẩm lai thuộc nhóm I – nhóm gỗ tự nhiên và quý hiếm nhất Việt Nam trong bảng phân loại gỗ tại Việt Nam. Đây là nhóm gỗ đại diện cho các đặc tính như gỗ rắn chắc, màu gỗ bắt mắt, vân gỗ đẹp, có mùi hương, không thấm nước, chống mọt và đây cũng là nhóm có các loại gỗ nặng và cứng
Đặc điểm sinh học của cây gỗ cẩm lai
khi trưởng thành sẽ có chiều cao đến khỏang 25 mét, đường kính thân gỗ có thể sẽ đến 1 mét. Chung có thể sẽ phải mất 20 năm để có thể tạo ra giái trị kinh tế do tốc độc phát triển khá chậm.
Hoa cây gỗ cẩm lai ở đầu cành hay nách lá, chúng có hình dạng nhỏ và có màu lam nhạt. Hạt thì chỉ có 1 hạt, ít khi có hai hạt hình như quả thận và có màu đen.
Lá cây gỗ cẩm lai xòe rất rộng và có hình dạng như một chiếc dù dài khoảng 18 cm.
Nguồn gốc – phân bố của cây gỗ cẩm lai
Đây là loại cây rất ưa ánh sáng và chịu được nhiệt độ nóng tốt nên khu vực phân bố của chúng thường là các nơi có đất ẩm ướt như ở ven sống hay đồng bằng có phù sa màu mỡ. ở nước ta, gỗ cẩm lai được phân bố rất nhiều ở các tỉnh của miền Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên như Đà Năng, Gia Lai, Đắc Lắc, Bà Rịa,…
Cách nhận biết gỗ cẩm lai
Chúng ta sẽ có 2 đặc điểm dễ nhận biết nhất ở gỗ cẩm lai đó là:
- Vân gỗ: gỗ cẩm lai được đánh giá là loại gỗ có hình dáng vân độc lạ nhất trong tất cả các loại. Chúng có vân đa hình – tức nghĩa là không có hình dạng cố định. Tuy nhiên, vân gỗ lại là những đường nét bắt mắt và nổi bật kết hợp cùng màu gỗ như nâu đỏ hay nâu đen tạo nên một tác phẩm vô cùng nổi bậc.
- Mùi hương: đặc biệt ở gỗ cẩm lai sẽ có mùi thơm thoang thoảng nhưng không giống với các loại gỗ khác. Đây là một điều khác biệt ở gỗ cẩm lai.
Gỗ cẩm lai có tốt không?
Để có thể trả lời được câu hỏi trên, chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của chúng để đánh giá khách quan hơn.
Ưu điểm của gỗ cẩm lai
Ưu điểm của gỗ cẩm lai chắc đã không còn xa lạ gì với chúng ta, chúng được xếp vào nhóm I – nhóm gỗ mang lại giá trị kinh tế cao:
- Gỗ có có khả năng chịu lực rất tốt và khả năng chống mốt mọt, chống nước cực cao
- Các thớ gỗ chắc chắn nên rất thích hợp với các đồ vật nội thất
- Độ bền chúng rất tốt, mịn nên cũng rất dễ để gia công
- Ngoài ra chúng ít bị cong vênh hay nứt
- Hương thơm của chúng có thể đuổi muỗi, các loại côn trùng và giúp an tâm khi ngủ ,…
- Đặc biệt là chúng có thể tiết ra tinh dầu giúp gỗ luôn sáng bóng lấp lánh.
Nhược điểm của gỗ cẩm lai
Mặc dù là một loại gỗ được đánh giá cao nhưng cũng không tránh có các nhược điểm như:
- Giá khá đắt đỏ do dòng gỗ quý và hiện đang khan hiếm trên thị trường, nhưng các sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm lại lại vô cùng tinh xảo và sang trọng.
- Gỗ cẩm lai rất dễ bị nhầm lẫn thành các loại gỗ khác do màu sắc và vân gỗ của chúng có các điểm tương tự nhue các dòng gỗ khác trên thị trường.
Gỗ cẩm lai có mấy loại?
Gỗ cẩm lai được phân bố ở rất nhiều nơi kể cả Việt Nam lẫn nhiều nước trên thế giới. Do được trồng ở nhiều nơi nên chúng sẽ có những tính chất khác nhau cũng như là màu sắc hay vân gỗ, chính vì thế chúng được phân làm nhiều loại khác nhau:
Gỗ cẩm lai Việt Nam
Đây là loại gỗ cẩm lai được trồng ở các tỉnh của nước ta như:
- Gỗ cẩm lai Ninh Thuận
- Gỗ cẩm lai Tây Nguyên
- Gỗ cẩm lai Bà Rịa
- Gỗ cẩm lai Gia Lai
- Gỗ cẩm lai Đắc Lắc
Gỗ cẩm lai nhập khẩu
Đây là loại gỗ được nhập từ nhiều nước khác nhau trên thế giới như:
- Gỗ cẩm lai Nam Phi
- Gỗ cẩm lai Lào
- Gỗ cẩm lai Campuchia
- Gỗ cẩm lai Brazil
- Gỗ cẩm lai Ấn Độ
- Gỗ cẩm lai Nam Mỹ
- Gỗ cẩm lai Indonesia
Màu gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai cũng được chi thành nhiều màu khác nhau do phân bố ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là các màu sắc đặc biệt như sau:
- Gỗ cẩm lai đỏ
- Gỗ cẩm lai tím
- Gỗ cẩm lai đen
- Gỗ cẩm lai vàng
- Gỗ cẩm lai xanh
- Gỗ cẩm lai hồng
Giá gỗ cẩm lai
Để có thể định giá gỗ cẩm lai rất khó bởi chúng còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi thọ của chúng, loại gỗ bạn mua,… Nhưng nếu bạn muốn sở hữu một sản phẩm từ gỗ cẩm lai thì sẽ khá đắt đỏ bởi đây là loại gỗ quý hiếm đem lại giá trị kinh tế cao.
Hiện nay trên thị trường, nhìn chung gỗ cẩm lai sẽ có giá dao động từ 80.000.000 đến 90.000.000 đồng một mét khối gỗ với đường kính từ 30cm trở lên.
Gỗ cẩm lai có tác dụng gì?
Đồ gỗ nội thất
Đồ nội thất làm từ gỗ cẩm lai rất được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tính năng, chất lượng của chúng
- Bàn ghế, giường ngủ, sofa, salon, chiếu ngựa, sập, phản,…
- Kệ tivi, kệ tủ, tủ bếp, tủ quần áo, tủ ly,…
- Sàn gỗ, trần nhà cũng rất được ưa chuộng cho tính chất chống mối mọt và chống thấm nước của chúng
Đồ thủ công mỹ nghệ
Đồ thủ công mỹ nghệ cũng là một lĩnh vực rất nổi tiếng của gỗ cẩm lai. Với các đường nét vân gỗ đẹp mắt tạo ra các sản phẩm vô cùng sống động và đẹp:
- Vòng tay, chuỗi hạt, nhẫn
- Đũa, khay trà, chum, lọ, thớt,…
- Tranh tứ quý, tranh lực bình (lộc bình), bình nu, bình phay,…
Tâm linh – phong thủy
Đồ dùng trong lĩnh vật tâm linh – phong thủy phong phú và đa dạng có các kiểu dáng chế tác khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của ngườu tiêu dùng.
- Bàn thờ, tủ thờ,..
- Tượng Phật Di Lặc, tượng Quan Âm, tượng Đạt Ma…
Tóm lại, gỗ cẩm lai là một dòng gỗ cao cấp và đắt đỏ tại thị trường Việt Nam ta do tính chất của gỗ. Hi vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin hữu dụng đến với tất cả bạn đọc giả. Chúng tôi vẫn sẽ đem đến cho các bạn nhiều bài viết về những đề tài bổ ích khác phục vụ cho các bạn, các bạn hãy đón đọc nhé.!