Kiến trúc xanh hay còn gọi là phong cách kiến trúc thân thiện với môi trường ngày nay đang được nhiều người thiết kế và xây dựng, không những gần gũi với thiên nhiên mà cồn mang lại một môi trường sống bền vững và thích ứng tốt với khí hậu trên toàn cầu hiện nay. Hãy cùng Nguyễn Dũng Royal tìm hiểu Kiến trúc xanh là gì? Các giải pháp kiến trúc xanh và một số công trình xanh nổi tiếng tại Việt Nam
Mục Lục Bài Viết
Kiến trúc xanh là gì?
Kiến trúc xanh là kiến trúc thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong suốt “vòng đời” của công trình. Bao gồm từ lập kế hoạch đến xây dựng, vận hành, bảo trì, cải tạo và tháo dỡ. Có thể hiểu, kiến trúc xanh là kiến trúc được tạo nên từ những vật liệu thân thiện với môi trường, hài hòa mà không làm xáo trộn cảnh quan xung quanh, gắn kết con người với thiên nhiên mà không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng tối đa nguồn năng lượng mà không gây ô nhiễm, tiết kiệm để…
Kiến Trúc Xanh Bao Gồm 6 Xu Hướng Kiến Trúc Sau:
Kiến trúc khí hậu: kiến trúc này đã được phát triển từ lâu, từ những năm 60 ở nhiều quốc gia.
Kiến trúc môi trường: kiến trúc này sinh ra để bảo vệ môi trường nhất có thể.
Kiến trúc sinh khí hậu: thiết kế những tòa nhà với những hình dạng mô phỏng của các yếu tố thiên nhiên.
Kiến trúc sinh thái: kiến trúc phù hợp với hệ sinh thái của môi trường.
Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng:Kiến trúc tạo ra những tòa nhà tiêu thụ điện năng ít nhất có thể.
Kiến trúc thích ứng: thích nghi với khí hậu và nhu cầu của người sử dụng
Mục tiêu: Nhằm tạo nên một cảnh quan hài hòa với mắt người nhìn, đồng thời cũng phải bền vững, phát huy được tối đa những yếu tố tự nhiên có lợi cho môi trường sông của con người.
Ngoài ra, địa điểm xây dựng phải phù hợp với quy hoạch của nhà nước đề ra, cụ thể là nằm trong khu vực quy hoạch đã được phê duyệt, có diện tích đất để xây dựng phù hợp với chức năng công trình hiện tại và phát triển trong tương lai. Phải thuận tiện cho hệ thống giao thông, cấp đầy đủ điện nước, thông tin liên lạc… Tuân thủ nghiêm ngặt với các quy định về quản lí quy hoạch.
Kiến trúc tiên tiến bản sắc
Mục tiêu: Nhằm hướng tới nền kiến trúc tiến bộ gắn với kế thừa các giá trị truyền thống, tạo lập bản sắc kiến trúc Việt Nam.
Giải pháp quy hoạch và kiến trúc: Giải quyết nhu cầu của những người sống và làm việc trong các xã hội phát triển đồng thời giúp các cộng đồng đạt được các giá trị văn hóa của xã hội tương lai của họ. Bảo tồn, kế thừa và sử dụng các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống, đặc sắc của dân tộc, vùng, miền. Đồng thời còn ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
Hệ thống kỹ thuật – công nghệ xanh
Mục tiêu: Tạo được môi trường trong nhà có chất lượng, bảo đảm an toàn, vệ sinh và tiện nghi, sử dụng hiệu quả công trình.
Tổ chức không gian trong nhà phải phù hợp với nhu cầu người sử dụng, có không gian dành cho người tàn tật. Vật liệu nội thất phải sử dụng vật liệu nội thất như sơn, thạch cao, đồ gỗ, nhựa… bảo đảm không phát thải khí độc hại và tác động xấu đến sức khỏe, tâm sinh lý người sử dụng.
Chất lượng không khí trong nhà phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng, có chất lượng cao so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Hệ thống thông gió tự nhiên phải cung cấp không khí trong lành cho người ở, đáp ứng tiện nghi cho con người. Giảm thiểu sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng trong nhà. Tiếng ồn phải đảm bảo phù hợp mức ồn trong nhà, khu đô thị thấp hơn giới hạn cho phép. Độ chiếu sáng phải hiệu quả với thị giác và giảm thiểu năng lượng sử dụng.
Một số công trình kiến trúc xanh nhà phố nổi tiếng tại Việt Nam
Nhà 5 khối phủ cây cảnh ở Sài Gòn: Giải nhất hạng mục Nhà ở tại Festival kiến trúc thế giới năm 2014
Hoàn thành vào đầu năm 2014 tại quận Tân Bình, TP.HCM, ngôi nhà đặc biệt này là công trình đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng bằng bê tông cốp pha tre. Dựa trên ý tưởng về những chậu cây, toàn bộ mái nhà được bao phủ bởi cây xanh và các khối lăng trụ được sắp xếp để tạo ra bầu không khí tươi mát và ấm cúng, là nơi nghỉ ngơi lý tưởng trong một thành phố đông đúc với những ngôi nhà nhỏ ngày càng tăng.
Tòa nhà Bitexco (Sài Gòn)
Tòa nhà Bitexco Financial hay còn gọi là Tháp tài chính Bitexco , tọa lạc tại phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Công trình này do kiến trúc sư người Mỹ Carlos Zapata thiết kế, xây dựng vào tháng 5/2004. Mặt ngoài tòa nhà bao gồm 6.000 tấm kính cường lực dày 28mm, hai mặt kính dày 8mm, ở giữa là lớp khí cách nhiệt, cách âm dày 12mm mang lại hiệu quả sử dụng cao. . “Thiết kế tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường”.
Tổ hợp nhà tre ở Đại Lải (Vĩnh Phúc): Huy chương Vàng Kiến trúc châu Á
Khu phức hợp Bamboo Đại Lải là một khu nghỉ dưỡng ở Đại Lải, Vĩnh Phúc, là sự kết hợp của hai dự án của Công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa, ‘Bamboo Wing ‘ và ‘Nhà hội nghị Đại Lải’. Mỗi kiến trúc sử dụng các loại tre khác nhau: t re và luồng, và cách lắp ráp cũng khác nhau. Cả hai đều được thiết kế theo những cách trái ngược nhau: Không gian mở – không gian đóng, trúc cong – trúc thẳng, trúc cân bằng – nhịp dài, v.v. Đây l à nơi ăn uống của khách du lịch và các sự kiện. Đây có thể nói là công trình kiến trúc bằng tre hoành tráng nhất Việt Nam từ trước đến nay.
Ngôi nhà Điên ở Đà Lạt
Biệt thự Hằng Nga hay còn gọi là Crazy House là một công trình kiến trúc đặc sắc của thành phố Đà Lạt. Tác phẩm được thiết kế bởi kiến trúc sư Đặng Việt Nga nổi tiếng và được vinh danh là một trong 10 ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới. Đây là một trong những quần thể kiến trúc đặc biệt và hiếm có được xây dựng từ năm 1990 trên khuôn viên rộng khoảng 1.900 m². Ngôi nhà không có góc vuông mà mô phỏng các dạng sống tự nhiên như nấm, vỏ sò, hang động, mạng nhện.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về những đặc điểm của phong cách kiến trúc xanh là gì. Bạn có thể tham khảo những mẫu kiến trúc ở trên ở trên để lựa chọn cho mình một phong kiến trúc phù hợp.