So với những năm 1980, cửa gỗ công nghiệp chưa thực sự thình hành so với những loại cửa gỗ thịt, cửa gỗ tự nhiên. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ sản tạo vật liệu mới, cửa gỗ công nghiệp ngày được sử dụng phổ biến. Trong số đó, nổi lên hai loại cửa là cửa gỗ MDF và cửa gỗ MFC. Vậy Nguyễn Dũng Royal sẽ giúp bạn so sánh gỗ MDF và MFC xem chúng có gì khác biệt nhé!
Mục Lục Bài Viết
Gỗ MDF là gì? Gỗ MFC là gì?
Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF có tên gọi đầy đủ là Medium Density Fiberboard. Đây là loại ván dăm được làm ra từ Composite. Đây là một loại chất thải gỗ gắn kết với nhau bằng nhiệt, keo. Ván gỗ này thường được sử đụng để sản xuất ra các sản phẩm nội thất như: bàn, ghế, tủ,….
Gỗ MFC là gì?
Gỗ MFC hay được gọi đầy đủ mà Melamine Faced Chipboad. Việt hóa còn có nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine. Gỗ MFC được làm từ các hạt gỗ thật. Về chất lượng, điểm tạo ra sự khác biệt giữa các tấm gỗ chính từ mật độ các hạt gỗ trong ván. Vì thế tùy theo nhu cầu sử dụng, những tấm ván sẽ có đô chắc chắn, bền bĩ dẻo dai khác nhau.
So sánh gỗ MDF và MFC chi tiết nhất
Về chất liệu gỗ
Ván MDF gồm 2 thành phần bao gồm: cốt ván MDF và bề mặt phủ veneer, liên kết với nhau bằng keo công nghiệp chuyên dụng.
- Cốt ván MDF: Tạo thành từ loại gỗ sản xuất từ các cành cây, dăm gỗ, vụn gỗ, …
- Bề mặt phủ veneer: Là loại gỗ tự nhiên được dạng mỏng với độ dày không quá 0,6mm.
Hiện, MDF đang có các loại như: MDF phủ Veneer, MDF phủ giấy PU, MDF phủ Formica – Laminate, MDF phủ Melamine, MDF trơn, MDF chống ẩm. Tùy thuộc vào tỷ lệ các chất liệu sẽ phân thành các loại khác nhau.
Ván gỗ MFC có cấu tạo gồm 2 phần đó là: cốt gỗ và bề mặt giấy Melamine.
- Cốt gỗ: Chủ yếu là ván dăm PB(OKAL, OSB, WB) và keo dán chuyên dụng trộn lẫn nhau, ép chặt dưới áp suất và nhiệt độ cao.
- Bề mặt giấy Melamine: Có tác dụng trang trí, với hơn 130 màu sắc khác nhau, bao gồm màu đơn, màu vân gỗ, vân giả đá cùng với đó là các loại bề mặt từ trơn nhẵn, nhám sần, ghim gỗ, hay satin sờ vào có cảm giác mịn như vải,… tạo nên sức hút đặc biệt khiến bạn không thể chối từ.
Hiện, MFC đang có các loại như: MFC chống ẩm, MFC phủ Melamine, MFC vân gỗ. Tùy theo mục đích sử dụng, ván MFC sẽ được chia theo các loại các nhau.
Vì gỗ MFD được tại ra từ chất thải gỗ nên giữa chúng sẽ có nhiều lỗ khí hơn nên tính chất của loại ván này sẽ xốp. Còn với MFC do được tại ra từ các hạt gỗ nguyên chất nên sẽ chắc chắn hơn.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm: Mỗi loại gỗ với những tính chất và vật liệu gỗ khác nhau nên những ưu điểm có sự khác biệt.
Với gỗ MDF:
- Độ bám sơn tốt
- Có thể sơn nhiều màu, có sự đa dạng màu sắc
- Ván gỗ dễ dàng trong quá trình thi công, chế tác
- MDF cách âm, cách nhiệt tốt. ít chịu tác động của môi trường đến hình dáng ván gỗ
- MDF có sự đồng nhất ở chất liệu gỗ nên khi cắt không gây sứt mẻ
- Bề mặt của MDF phẳng, nhẵn, bề mặt láng
- Giá thành của ván MDF thấp hơn nhiều so với ván dỗ tự nhiên
Với gỗ MFC:
- MFC có khả năng chống chịu cong vênh, phá hoại của mối mọt tốt
- Tuổi thọ gỗ co từ 10 – 15 năm, chất lượng sản phẩm theo thười gian không có quá nhiều sự khác biệt
- Với mặt phẳng trơn, MFC dễ dàng vệ sinh
- Khả năng chống ẩm cao
- Ứng dụng được cho nhiều địa hình và thiết kế kahsc nhau
- Chất liệu thân thiện với môi trường và người sử dụng
- Giá thành tương đối hợp lý
Nhược điểm:
Với MDF:
- Khả năng chịu nước của MDF kém, dễ bị ẩm thấp
- MDF không quá cứng nên dễ bị mẻ cạnh
- MDF không thể sản xuất được tấm dày nên khi sử dụng thường phải ghép nhiều tấm với nhau
- MDF không có độ dai tư nhiên nên không thể khắc hoạ tiết hay trong trí quá kỳ công
- Với những loại ván MDF chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng xấu đến sử khỏe người sử dụng
Với MFC:
- Khả năng chịu nước không quá cao, dễ bị bong tróc khi ở trong nước quá lâu
- Bề mặt không tư nhiên không mang lại cảm giác chân thật
- Không chịu được mài mòn như một số vật liệu khác
Giá thành dao động
Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường và người sử dụng. Càng có nhiều đề dùng nội thất mới ra đời nên nhu cầu về gỗ công nghiệp cũng gia tăng. Chính vì thế cũng có nhiều đơn vị cung cấp các loại ván gỗ nên giá cả cũng có sự biến động.
Hiện nay, giá thành của gỗ MFC dao động từ 400.000vnđ cho đến 850.000vnđ/ m2. Gỗ MDF lại có giá cao hơn khoảng 440.000vnđ – 900.000vnđ/m2. Tức mỗi m2 MDF sẽ có giá cao hơn gỗ MFC khoảng 40.000vnđ.
Ứng dụng
Với tính chất khác nhau, ưu nhược điểm có nhiều điểm khác biệt nên mỗi loại ván gỗ lại được sử dụng với mục đích khác nhau. Vì được phủ một lớp Melamine với độ bền, chống thấm tốt nên MFC thường được dùng làm các đồ nội thất thư tủ bếp, kệ treo tường. tủ quần áo,…
Với MDF, có ưu điểm về mặt phẳng mịn, có thể sơn n hiều lớp nên được ứng dụng làm kệ tủ bếp, quần áo theo phong cách trẻ trung hơn. Làm tủ áo quần cho các em bé, kệ sách,… với nhiều màu sắc.
MFC và MDF loại nào tốt hơn? Nên mua loại nào?
Tùy vào mục đích sử dụng để có thể xác định được lại gỗ nào tốt hơn. Nhìn chung, độ bền cảu hai loại ván gỗ này khá tương đương nhau. Với việc sử dụng bình thường có thể lên đến 15 – 20 năm. Cả lại loại MDF và MFC đều được xử lý bằng công nghệ cao nên độ cứng cũng tương dối tốt.
Bên cạnh đó, khả năng chống mối mọt của cả hai đều vo cùng ổn định. Chất liệu gỗ tạo thành cũng tương đối tốt nên tình trạng cong, vênh cũng hiếm khi xảy ra. Với những đặc điểm nổi bật đó, hai loại gỗ MFC và MDF đều hoàn toàn có thể thay thế gỗ tự nhiên
Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau. Các bạn có thể căn cứ theo từng đặc điểm gỗ, tính chắt, ưu điểm mà lựa chọn loại gỗ để gia công nội thất cho phù hợp. Với những ưu điểm của hai loại gỗ MDF, MFC sẽ không thua kém gì với gỗ tự nhiên.
Trên đây là những so sánh gỗ MDF và MFC cơ bản do Nguyễn Dũng Royal cung cáp. Mong rằng đã có thể hỗ trợ cho bạn trong việc xác định loại gỗ công nghiệp phù hợp trong việc sản xuất nội thất nhà bạn. Chúc bạn sẽ có những sản phẩm nội thất bền bỉ theo thời gian!