Trường kỷ (hay còn gọi là Tràng kỷ) là loại ghế truyền thống của Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á nhưng kiểu dáng lại bị ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc.
Mục Lục Bài Viết
Tại sao lại gọi là trường kỷ
Trường kỷ rất được ưa chuộng tại cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Trải qua thời gian các nghệ nhân đã sáng tác nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau và được làm nhiều chất liệu như gỗ gụ, lim, trắc, hương,… từ đó xuất hiện nhiều tên gọi khác nhau như tam sơn, trường con tiện, trường trơn, trường kỷ huế.
Theo từ điển Hán Việt thì “Trường” nghĩa là Dài – Lâu – Tốt. “Kỷ” nghĩa là ghế có lưng dựa ( kỷ cũng có nghĩa là cái bàn nhỏ). Trường kỷ có nghĩa là bộ ghế dài có lưng dựa và có bàn nhỏ ở giữa. Cũng có lẽ do sự đặc biệt này nên các cụ ta đã đặt tên như vậy.
Đặc điểm của trường kỷ
Một bộ trường kỷ truyền thống gồm 3 món đồ cơ bản: 2 chiếc ghế dài và một chiếc bàn và cũng có thể kèm theo hai đôn (hay còn gọi là tíu) kê hai bên bàn.
- Ghế dài: có kích thước dài từ 1m6-2m, với chiều dài này trường kỷ có thể cho nhiều người ngồi.
- Một bàn rộng đặt giữa hai trường kỷ.
Gỗ được các nghệ nhân sử dụng phổ biến để làm là bộ bàn ghế này là Gỗ Gụ. Gỗ gụ thuộc nhóm gỗ tốt loại 1, dùng lâu năm không sợ mối mọt. Trường kỷ không chỉ được sử dụng trong nước mà còn là một mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ được xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là thị trường Trung Quốc.
Công dụng của trường kỷ
Bộ bàn ghế gỗ trường kỷ được sử dụng để trưng bày trong phòng khách, tiếp đãi khách uống nước, làm bàn ăn cơm trong gia đình mỗi dịp đoàn tụ.
Ngày nay, bộ bàn ghế trường kỷ là đồ nội thất nhà gỗ thường có mặt trong các gia đình trưởng họ hay con cả. Bộ bàn ghế gỗ trường kỷ được thường đặt phía chính giữa ngôi nhà, đằng sau là nơi để bàn thờ gia tiên thể hiện lòng kính trọng, như một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Kích thước trường kỷ
Mỗi bộ trường kỷ gỗ đều có kích thước khác nhau. Ghế trường kỷ có kích thước dài từ 1m60 – 2m. Thông thường kích thước bộ ghế trường kỷ là 1m90. Tùy theo không gian phòng khách nhà bạn dài hay rộng mà lựa chọn kích thước bộ trường kỷ khác nhau.
Vị trí đặt trường kỷ
Bộ trường kỷ xưa được xem là một món đồ nội thất thân quen trong những ngôi nhà gỗ, nhà mái ngói 3 gian, 5 gian… Vẻ đẹp dòng bàn ghế trường kỷ xưa luôn mang đến sự sang trọng, tinh tế nhất là những người nào yêu thích nét đẹp hoài cổ.
Phân biệt trường kỷ
Ghế dài
Ghế dài được thiết kế từ đơn giản đến hiện đại, ghế dài được sử dụng nhiều nhất ở phòng ăn, phòng khách cạnh cửa sổ, hoặc phòng chờ. Với nhiều chất liệu khác nhau như ghế gỗ, ghế dài sofa.
Thường thiết kế gồm 1 ghế chạy dọc theo tường, hình chữ I được bố trí thêm tay vịn và họa tiết đặc sắc. Với thiết kế như vậy việc bố trí ghế dễ dàng hơn, bạn chỉ cần kê sát cạnh tường giúp tiết kiệm không gian hiệu quả.
Phương kỷ
Bộ phận ghế Phương kỷ thì giống như Trường kỷ nhưng khác ở chỗ là hai bên tay ghế được làm to lên như cái gối đầu và cũng có nhiều mẫu mã khác nhau. Phương kỷ cũng có nhiều kiểu dáng, lưng dựa có thể chia thành 3 ô – 3 cấp hoặc 5 gô – 5 cấp, hay có khi làm tựa liền thành 1 mảng nhưng có bổ các ô nhỏ.
Phương kỷ khi kê theo bộ thì giống như trường kỷ nhưng khi tách rời ra thì ghế phương kỷ kê trong phòng như 1 cái giường để các cụ ngày xưa nghỉ trưa hoặc nằm đọc sách.
Đoản kỷ
Trong tiếng Hán “Đoản” có nghĩa là ngắn, Đoản kỷ là ghế ngắn có dựa lưng, Đoản kỷ giống như trường kỷ nhưng ghế ngắn hơn thông thường dài khoảng 1,2-1,6 mét và dựa lương thường liền 1 tấm và không chia ổ hay phân cấp.
Đoản kỷ thường được dùng trong các phòng khách nhỏ hoặc là bộ bàn ghế phụ trong các phòng khách lớn. Ngoài ra những chiếc ghế dài trong những bộ bàn ghế nhiều món mà có dựa lưng liền 1 tấm cũng có thể gọi là ghế Đoản.
Phân loại trường kỷ
Có hai cách phân loại Trường kỷ phổ biến như sau :
Chất liệu
- Trường kỷ gỗ Gụ: Gỗ Gụ Việt Nam, Lào, Campuchia
- Trường kỷ gỗ Hương: Gỗ Hương Việt Nam, Lào, Nam Phi
- Trường kỷ gỗ Lim: Gỗ Lim Việt Nam, Lào, Nam Phi
- Trường kỷ gỗ Trắc: gỗ Trắc Việt Nam, Nam Phi
- Trường kỷ gỗ Cẩm
- Trường kỷ Tre.
Kiểu dáng
- Trường kỷ Tam Sơn, ngũ sơn
- Trường kỷ song Tiện
- Trường kỷ Huế
- Trường kỷ đục tích (Tích Tứ dân, tích tam quốc, văn vương cầu hiền…)
- Trường kỷ tổ ong
- Trường kỷ trúc nho
- Trường kỷ cổ đồ
- Trường kỷ tứ quý
- Trường kỷ sen vịt
Mẫu trường kỷ đẹp
Giá trường kỷ
Tùy thuộc theo loại gỗ và mẫu mã khác nhau mà các loại trường kỷ sẽ có giá khác nhau. Như loại trường kỷ gồm 3 món gỗ gụ sẽ có giá dao động từ 16 đến 20 triệu.