Rui mè là gì? Mọi thứ bạn cần biết

Kích thước rui mè gỗ

Rui mè (xà gồ) là một cấu kiện quan trọng trong kết cấu nhà gỗ, góp phần tạo dựng mái nhà, quyết định tính thẩm mỹ cho việc lợp ngói và thẩm mỹ chung cho cả căn nhà. Bạn đang chưa biết rui mè là gì? vị trí và kích thước của chúng ra sao? Hãy cùng Nguyễn Dũng Royal tìm hiểu ngay nhé!

Rui mè là gì?

Rui mè là một trong những bộ phận quan trọng tạo nên khung xương chịu lực cho mái ngói. Trong đó, rui có chiều dài theo mái trước và mái sau còn mè là các thanh gỗ được đặt song với với các thanh hoành, đè lên các rùi.

Cụ thể như sau:

  • Rui có kích thước khá mỏng. Vị trí rùi được lắp đặt nằm đè lên thanh hoành. Trong một vài trường hợp có thể sử dụng rui chồng (tức là một phần rui đục chữ thọ thay thế cho phần ngói màn).
  • Mè có tác dụng liên kết và giữ rui. Thông thường, để khi nhìn lên mái không bị lộ các thanh mè, người ta thường đặt vị trí các thanh mè sẽ được giấu ở các thanh hoành. Khoảng cách các thanh mè không giống các thanh hoành mà nằm thưa hơn rất nhiều.
Rui mè là gì?
Dui mè là gì?

Với nhà kẻ truyền, rui mè thường được sử dụng từ vật liệu gỗ. Ngày nay người ta chuyển sang sử dụng rui mè thép mạ kẽm, nhôm, đáp ứng tối đa mọi mái lợp ngói.

Hệ rui mè gỗ

Trong xây dựng nhà gỗ, hệ thống rui mè gỗ là một trong những cấu kiện quan trọng làm nên khung nhà góp phần dựng lên phần mái nhà vững chãi.

Kích thước rui mè gỗ

Kích thước rui mè gỗ
Kích thước rui mè gỗ

Các thanh mè đỡ ngói là những thanh gỗ đặt song song với nhau và vuông góc với phần dốc của mái. Trong kết cấu các thanh mè được đỡ bằng thanh rui có kích thước lớn hơn. Chất lượng gỗ sử dụng làm rùi mè phải là loại gỗ tốt, thẳng, và đủ năm tuổi, giúp chặn sự võng mái theo thời gian. Rui mè đạt được chất liệu tốt nhất thì nên sử dụng kích cỡ như sau :

  • Kích thước cỡ mè tối thiểu là 50 mm x 25 mm.
  • Rui trung tâm là 600 x 600 mm
  • Khoảng cách mè từ 310 đến 343mm

Giá rui mè gỗ

Giá rui mè gỗ phụ thuộc vào chất liệu gỗ sử dụng thi công nhà gỗ. Thông thường được tính tổng với chi phí xây dựng nhà gỗ.

Cách tính khoảng cách rui mè lợp ngói

Cách tính khoảng cách rui mè lợp ngói
Cách tính khoảng cách rui mè lợp ngói

Khi thi công bất kỳ một loại ngói lợp nào muốn thành công thì bạn cần phải chia khoảng cách rui mè và đặt rui mè theo đúng quy định trước khi lợp mái. Cách chia khoảng cách rui mè như sau :

  • Đặt hàng mè đầu tiên (phía dưới cùng): Cần lắp hàng mè đầu tiên sao cho khoảng cách phủ bì giữa tấm diềm mái bên ngoài và thanh mè là 32,5cm.
  • Đặt hàng mè trên nóc mái: Canh đều và gắn 2 hàng mè trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa 2 hàng mè là 8cm.
  • Chia đều khoảng còn lại: Đo chiều dài mét (L) của khoảng còn lại từ hàng mè đầu tiên cho đến hàng mè trên nóc mái, chia đều khoảng cách L thành các khoảng bằng nhau, các khoảng đó nằm trong tầm 31 -33 cm để đặt các hàng mè còn lại. Nếu khoảng cách rui mè nằm ngoài giới hạn cho phép sẽ gây khó khăn cho việc thi công lợp ngói và hơn thế nữa khi sử dụng ngói hay bị rò rỉ nước, vì thế nên khi chia mè cũng cần phải cẩn thận.

Lưu ý: Việc chia khoảng cách mè được thực hiện trên từng mặt mái khác nhau nên không phải các thanh mè trên mặt mái hoàn toàn nối chạm vào nhau. Thực tế độ lệch có thể khá lớn, tuy nhiên sau khi lợp ngói chính và lắp đặt ngói phụ kiện, bạn có thể hoàn toàn không nhận ra sự lệch lạc giữa các hàng ngói trên mái nếu có.

Cách lắp đặt rui mè

Tìm hiểu về khoảng cách và cách lắp đặt rui mè
Tìm hiểu về khoảng cách và cách lắp đặt rui mè

Khi lắp đặt rui mè gỗ cho các công trình nhà gỗ cổ truyền, bạn cần tuân theo các quy tắc sau :

  1.  Lựa chọn thanh rui và mè: các mè đỡ ngói thường là các thanh gỗ và được thiết kế song song với nhau và vuông góc với phương dốc của mái. Đối với mè được đỡ bằng các thanh rui lớn có chiều dài chiều rộng lớn hơn, cần lựa chọn những loại gỗ tốt có khả năng chịu lực để làm mè, gỗ cần thằng và có độ bền chắc cao để ngăn chặn sự võng mái theo thời gian.
  2. Thực hiện đo đạc, sắp xếp vị trí lắp đặt rui mè: trong quá trình lợp ngói, người thợ phải đo đạc rất kỹ lưỡng tỉ mỉ sắp xếp vị trí lắp đặt các rui mè thuộc hệ giàn mái thật phù hợp. Rui mè phải được đảm bảo đặt ở các vị trí và khoảng cách hợp lí, hạn chế tình trạng rui bị nhô ra phần mái hiên khiến ngói sẽ lợp không đồng đều, từ đó phải tăng thêm chi phí cho việc cắt nhiều ngói tại vị trí rìa mái hoặc vị trí tiếp giáp giữa mái và tường.
  3. Lắp đặt rui mè: khi lắp đặt hệ rui mè gỗ phải đảm bảo rằng trong cùng một hàng, các thanh mè phải có độ cao tương đối đều nhau, giúp cho việc lợp ngói được dễ dàng và thẩm mỹ hơn, tránh khả năng bị ứ nước gây dột cho ngôi nhà. Hai thanh mè trên nóc phải gần nhau và có khoảng cách phù hợp từ 50 – 100mm, tùy thuộc vào độ dốc của mái, để đến khi lợp ngói nóc, và ngói lót nóc sẽ che phủ hàng ngói chính một cách đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Thanh mè cuối cùng trên vị trí mái hiên cần phải có độ cao gấp đôi mè kế bên, bởi hàng ngói cuối cùng không còn chồng lên hàng ngói nào nữa.

Để biết giá chi tiết rui mè gỗ, giá làm nhà gỗ 3 gian, 5 gian, liên hệ trực tiếp với Nguyễn Dũng Royal  để được tư vấn trực tiếp

Xem Thêm  Gỗ maple là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng gỗ maple

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *