Ván ép chịu nước là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm

Phân loại gỗ ván ép chịu nước

Các loại ván ép chống nước được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế nội thất hiện nay. Vậy ván ép chống nước là gì? Loại ván này có những đặc điểm và tính năng nổi bật nào? Trong bài viết này, hãy cùng Nguyễn Dũng Royal tìm hiểu về những ưu và nhược điểm, cũng như các loại ván ép chống nước thịnh hành trên thị trường hiện nay.

Gỗ ván ép chịu nước là gì?

Gỗ ván ép chống nước nước còn được gọi là gỗ WBP plywood, được viết tắt từ Water Boiled Proof. Vật liệu này còn có tên gọi phổ biến là ván chống ẩm. Đây là vật liệu gỗ được dùng phổ biến trong thiết kế, gia công các đồ dùng nội thất.

Gỗ ván ép chống nước được cấu tạo bởi nhiều lớp gỗ mỏng khác nhau. Các lớp gỗ này sẽ được ép chặt bằng keo gốc Phenol có đặc tính chống ẩm và chống thấm nước. Để làm ra gỗ ván ép chống nước, người ta sẽ lấy nguyên liệu từ các loại cây như bạch đàn, keo, thông,… Sau đó, tiến hành xay nhỏ gỗ và ép chúng thành từng tấm mỏng. Các loại ván ép chống nước được sản xuất với nhiều kích thước, kiểu dáng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Gỗ ván ép chống nước là gì
Gỗ ván ép chống nước

Đặc điểm, tính năng của gỗ ván ép chịu nước

Nhìn chung, các loại gỗ ván ép chống nước đều có những đặc điểm và tính năng nổi bật sau đây:

  • Hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng
  • Đa dạng về mẫu mã, kích thước, chủng loại,… để khách hàng có nhiều sự lựa chọn
  • Các loại gỗ ván ép chống nước đều có khả năng chịu nước và chịu nhiệt tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng loại vật liệu này để làm đồ dùng nội thất hay ngoại thất
  • Trọng lượng nhẹ nên rất thuận tiện và dễ dàng trong quá trình di chuyển
  • Có độ bền cao và khả năng chịu lực rất tốt
  • Không bị cong vênh, co ngót, biến dạng trong quá trình gia công và sử dụng
  • Có khả năng chống trầy xước
  • Bề mặt ván ép chống nước nhẵn mịn, khó bám bụi, giúp bạn dễ dàng vệ sinh và lau chùi
  • Chất lượng không hề thua kém các loại gỗ tự nhiên nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng ván ép chống nước thay cho gỗ tự nhiên
  • Thuận tiện trong quá trình thi công và lắp đặt sản phẩm
  • Khả năng bám dính hiệu quả
Xem Thêm  Nội thất gỗ tự nhiên hiện đại cho không gian căn nhà bạn
Đặc điểm, tính năng của gỗ ván ép chịu nước
Các loại gỗ ván ép chịu nước thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng

Phân loại gỗ ván ép chịu nước

Dựa vào đặc điểm và tính chất của vật liệu, người ta phân loại ván ép chống nước thành 2 loại chính. Đó là:

  • Ván ép gỗ cứng: Được lấy từ các loại gỗ như thông, bạch dương,…
  • Ván ép gỗ mềm: Được lấy từ các loại gỗ như Lauan, cây dái ngựa, cây bulo
Phân loại gỗ ván ép chịu nước
Ván ép chống nước gồm 2 loại: Ván ép gỗ cứng và ván ép gỗ mềm

Ưu điểm, nhược điểm gỗ ván ép chịu nước

Mỗi loại ván gỗ đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Các loại ván ép chống nước cũng không ngoại lệ. Sau đây là những ưu và nhược điểm mà loại ván này mang lại:

Ưu điểm

  • Có khả năng tái sử dụng nhiều lần, giúp bảo vệ môi trường
  • Có tính thẩm mỹ cao, màu sắc đẹp mắt
  • Độ đàn hồi tốt nên không bị nứt nẻ, cong vênh hay co ngót như nhiều loại ván gỗ khác
  • Có tính kháng ẩm và chống nước cực kỳ cao, không bị mối mọt trong quá trình sử dụng
  • Chịu lực và chịu nhiệt tốt
  • Bề mặt nhẵn mịn và không bị bám bụi
  • Tuổi thọ cao
  • Phù hợp với những thiết kế từ cao cấp cho đến bình dân
Ưu điểm, nhược điểm gỗ ván ép chịu nước
Ván ép chống nước có khả năng tái sử dụng nhiều lần, giúp bảo vệ môi trường

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì ván ép chống nước cũng có một số hạn chế như:

  • Để sản xuất ra các loại ván ép chống nước thì cần phải có công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến
  • Trong quá trình gia công, nếu ván không được sấy hoặc phun keo theo đúng quy trình thì rất dễ bị cong vênh và co ngót, làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
Xem Thêm  [Hot] Các mẫu nội thất phòng khách sang – xịn – hiện đại nhất hiện nay
Ưu điểm, nhược điểm gỗ ván ép chịu nước
Trong quá trình gia công, nếu ván không được sấy hoặc phun keo theo đúng quy trình thì rất dễ bị cong vênh, co ngót

Các loại ván gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ván gỗ công nghiệp được bày bán. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng, bạn nên chọn mua những loại ván gỗ có khả năng chịu nước cao. Một số loại ván gỗ công nghiệp chống ẩm, chống nước tốt mà bạn nên tham khảo là:

  • Ván gỗ MDF: Có thành phần cấu tạo là các bột sợi gỗ nhỏ chiếm 75%, còn lại là chất kết dính và các chất phụ gia khác như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc, chống trầy xước), paraffin wax, bột độn vô cơ. Loại ván ép này có tính năng vượt trội về khả năng chống thấm, độ co giãn và đàn hồi hiệu quả. Do đó, ván MDF được sử dụng khá rộng rãi trong thi công nội thất và ngoại thất.

Các loại ván gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước

Ván ép công nghiệp MDF được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất và ngoại thất

  • Ván gỗ MFC: Ván MFC là loại ván gỗ dăm có phủ lớp Melamine trên bề mặt. Loại ván này được bán trên thị trường với giá thành khá rẻ. Tùy thuộc vào bề mặt phủ thì mỗi loại ván MFC sẽ có mức giá thành khác nhau. Cấu tạo của ván gỗ MFC gồm 2 thành phần chính, là lõi ván dăm và bề mặt Melamine. Đặc điểm nổi trội có thể kể đến ở ván MFC đó là khả năng chống cháy và chống ẩm tốt. Các đồ dùng nội thất được làm từ ván MFC có tuổi thọ rất cao, có thể lên đến 10 – 15 năm.
Các loại ván gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước
Ván ép MFC có khả năng chống nước cao
  • Ván HDF: Ván HDF được sản xuất và ép dưới áp suất, độ nén cao, tương tự như ván gỗ công nghiệp MDF. Tuy nhiên, loại ván này lại có độ cứng, độ bền và khả năng chịu nước, chịu ẩm tốt hơn so với loại ván MDF. Ván HDF có 2 loại được sử dụng phổ biến, đó là ván HDF thường và ván HDF chống ẩm.
Xem Thêm  BÀN GIAO NỘI THẤT GỖ HOÀNG GIA NGUYÊN KHỐI BIỆT THỰ NHÀ ANH LỢI GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Các loại ván gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước
Ván HDF có 2 loại được sử dụng phổ biến: Ván HDF thường và ván HDF chống ẩm.
  • Ván gỗ Plywood: Ván gỗ Plywood cũng là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong số các loại ván ép chống nước thịnh hành trên thị trường. Với cấu tạo gồm nhiều lớp gỗ mỏng được ép chặt với nhau bằng keo dán chuyên dụng, ván Plywood có tính chịu lực cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, loại ván này còn có khả năng chống nước, chịu nhiệt, ít bị biến dạng,… và có chất lượng không hề thua kém các loại ván gỗ công nghiệp khác.
Các loại ván gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước
Ván Plywood có chất lượng không hề thua kém các loại ván gỗ công nghiệp khác
  •  Ván dăm: Ván dăm còn được gọi là ván PB. Đây là loại ván ép chống nước được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã được trộn keo. Sau đó, người gia công sẽ phủ một lớp Melamine lên bề mặt ván. Ván dăm gồm có 2 loại là ván dăm tiêu chuẩn và ván dăm chống ẩm. Loại ván này đa dạng về màu sắc, kích thước, chủng loại,…
Các loại ván gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước
Ván dăm cũng là một loại ván ép chống nước
  • Ván gỗ ghép thanh: Đúng như tên gọi, đây là loại ván ép công nghiệp được tạo ra từ những thanh gỗ nhỏ có kích thước tương tự nhau, sau đó được ép chặt lại với nhau. Thành phẩm là các tấm ván gỗ có chi tiết đơn giản hay độc đáo. Ván gỗ ghép thanh có rất nhiều loại, nhưng đều có những điểm chung là: Giá thành rẻ, thân thiện với môi trường, khả năng chịu nước tốt, không bị co ngót hay cong vênh,…
Các loại ván gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước
Trong các loại ván ép chống nước, ván gỗ ghép thanh có giá thành rẻ, thân thiện với môi trường

Giá gỗ ván ép chịu nước

Tùy thuộc vào kích thước, chủng loại, nguyên liệu sản xuất, quá trình gia công,… mà mỗi loại ván ép chống nước sẽ có những mức giá khác nhau. Các loại ván ép được nhập khẩu sẽ có giá thành cao hơn so với những loại được sản xuất trong nước. Thông thường, ván ép chống nước sẽ có mức giá dao động khoảng vài trăm nghìn đồng. Sau đây là bảng giá chi tiết của ván ép chống nước:

Chiều rộng x Chiều dài x Độ dày

Giá bán (VNĐ)

1220mm x 2440mm x 6mm

220.000

1220mm x 2440mm x 7mm

240.000

1220mm x 2440mm x 8mm

260.000

1220mm x 2440mm x 9mm

270.000

1220mm x 2440mm x 10mm

270.000

1220mm x 2440mm x 11mm

290.000

1220mm x 2440mm x 12mm

310.000

1220mm x 2440mm x 13mm

340.000

1220mm x 2440mm x 14mm

360.000

1220mm x 2440mm x 15mm

380.000

1220mm x 2440mm x 16mm

400.000

1220mm x 2440mm x 17mm

410.000

1220mm x 2440mm x 18mm

420.000

1220mm x 2440mm x 19mm

440.000

1220mm x 2440mm x 20mm

460.000

1220mm x 2440mm x 21mm

490.000

1220mm x 2440mm x 22mm

510.000

1220mm x 2440mm x 23mm

530.000

1220mm x 2440mm x 24mm

580.000

1220mm x 2440mm x 25mm

610.000

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, tính năng, ưu và nhược điểm, cũng như giá thành của ván ép chống nước trên thị trường hiện nay. Chúc bạn lựa chọn được những sản phẩm phù hợp cho thiết kế nội thất của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *