Gỗ bạch đàn là gì? Có tốt không? Phân loại và tác dụng của gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn thuộc nhóm mấy? Cách phân biệt gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn là một loại gỗ tự nhiên được sử dụng rộng rãi ở nước ta và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Nhưng bạn đã biết bên cạnh tác dụng thì loại gỗ này còn có đặc điểm cấu tạo cũng như cách chọn mua gỗ bạch đàn chất lượng chưa? Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Gỗ bạch đàn là gì?

Gỗ bạch đàn là loại gỗ được dùng quen thuộc nhất ở Việt Nam, loại cây này có xuất xứ từ Úc, người dân mang về trồng ở nước ta vào 1950. Ngày nay, loại cây này được trồng ở nhiều nơi và nó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống có thể kể đến như: làm thuốc, làm cột nhà, làm ván, làm giấy,… ngoài ra loại gỗ này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. 

Gỗ bạch đàn là gì

Đặc điểm cấu tạo của gỗ bạch đàn

Ngày nay, gỗ bạch đàn được ứng dụng nhiều bởi thân cây gỗ này khá cao lớn mà thân lại tròn nên chất gỗ rất tốt. Bên cạnh đó, cây còn có những đặc điểm sau:

  • Cây bạch đàn là cây gỗ lớn, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng.
  • Hoa của gỗ bạch đàn mọc ở nách lá. Quả hình chén, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu. Hoa có cuống ngắn, nhỏ hình chóp trụ. Bên trong nhụy có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu và khi rụng xuống đất sẽ nảy mầm thành cây con.
  • Lá cây hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E.exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1–5cm, dài 8–18cm.
  • Lá cây có màu xanh và có hình lưỡi liềm. Chiếc lá nhỏ nhưng chứa một hàm lượng Eucalyptone lớn và để sản xuất dầu Khuynh Diệp.
  • Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Trong lá có chứa tinh dầu, khi đưa ra sáng bạn thấy rõ. 
  • Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa và gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát, dễ chịu.
  • Loại gỗ bạch đàn này rất dễ trồng, bởi nó có thể thích nghi với những nơi đất nghèo dinh dưỡng, hơn nữa cây này lớn nhanh chóng. Chỉ tầm 5 – 7 năm thì có thể khai thác được.
  • Bạn nên trồng loại cây này thành rừng vì nếu trồng riêng lẻ sẽ hút hết chất dinh dưỡng và làm đất trở nên khô cằn hơn. 
  • Đối với trường hợp bạn trồng cây bạch đàn lấy gỗ thì nên trồng với keo lá tràm hoặc keo tai,.. để chúng bổ sung chất dinh dưỡng cho nhau. 
Xem Thêm  11 những loại gỗ bền nhất được sử dụng nhiều, phổ biến trong nội thất

Đặc điểm của gỗ bạch đàn

Ưu nhược điểm của gỗ bạch đàn

Ưu điểm:

  • Gỗ bạch đàn cứng chắc, nặng nên được ứng dụng nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
  • Gỗ có màu trắng đến hồng nhạt, trong tâm có màu nâu sẫm và thường có vân sọc. 
  • Vân gỗ bạch đàn bắt mắt, đẹp mà không theo một trật tự nào hết, những đường vân uốn lượn đẹp mắt.
  • Gỗ bạch đàn rất dễ cắt xẻ dù bằng tay hay công cụ máy móc.
  • Gỗ này dính keo và độ bám dính cũng rất tốt, người dùng có thể đánh bóng tạo thành sản phẩm rất đẹp.

Nhược điểm:

  • Chất của gỗ bạch đàn rất khô vì vậy nó có thể xuất hiện tình trạng mối mọt và cong vênh, thậm chí có thể biến dạng và co rút. 
  • Gỗ này không thể uốn bằng hơi nước bởi chất rất cứng và nặng.
  • Thịt gỗ này rất dễ bị côn trùng ăn đặc biệt là tâm gỗ.

Ưu nhược điểm của gỗ bạch đàn

Các loại gỗ bạch đàn

Theo một số thông tin, trên thế giới có khoảng 700 loại bạch đàn khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nước ta chỉ phổ biến 10 loại dưới đây: 

  • Bạch đàn đỏ: Có tên là Eucalyptus camaldulensis, loại này phù hợp để sống ở những vùng đồng bằng.
  • Bạch đàn trắng: Loài này có tên khoa học là Eu.alba, loại này được trồng ở những vùng gần biển.
  • Bạch đàn lá nhỏ: còn được gọi là Eu. Tereticornis, thích hợp trồng ở những đồi Thừa thiên – Huế.
  • Bạch đàn liễu: tên khoa học là Eu. Exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc.
  • Bạch đàn chanh: Có tên là Eu. Citriodora, thích hợp với vùng thấp, lá loại này có chứa tinh dầu sả. 
  • Bạch đàn lá bầu: có tên khoa học là Eu. globules, vùng cao nguyên là nơi thích hợp để trồng loại này. 
  • Bạch đàn to: tên khoa học là Eu. grandis, thích hợp trồng ở những vùng đất phù sa.
  • Bạch đàn ướt: còn có tên là Eu. saligna, thích hợp trồng ở những vùng cao nguyên Ðà Lạt.
  • Bạch đàn Mai đen: còn có tên là Eu. Maidenii, thích hợp trồng ở những vùng cao.
Xem Thêm  Tổng hợp Bảng Kích thước Ván gỗ Công nghiệp đầy đủ, chi tiết nhất 2020

Tác dụng của gỗ bạch đàn

Ở nước ta, gỗ này được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến, có thể kể đến những công dụng của gỗ bạch đàn như: được dùng để làm thuốc chữa bệnh, làm cột nhà, ván sàn, làm giàn giáo cho những nơi thi công xây dựng,…

Gỗ bạch đàn thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn thuộc nhóm VI là loại nhóm gỗ nhẹ, dễ bị mối mọt, cong vênh, sức chịu đựng kém và cũng dễ sản xuất. 

Cây bạch đàn thuộc loại cây thường xanh; thân thẳng; chiều cao rơi vào khoảng 20 – 30 mét, có loại cây lên đến 45 mét. Thân phẳng có những dải màu từ trắng; xám đến nâu đỏ. Vỏ thân cây màu xám nâu, khi đến một độ tuổi nhất định sẽ bong thành những mảng khác nhau. 

Gỗ bạch đàn thuộc nhóm mấy? Cách phân biệt gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn có tốt không? Có bền không?

Sau 5 – 7 năm cây bạch đàn đã có thể khai thác được, thân cây rất cứng chắc, và khá nặng. Khả năng va đập hoặc chịu lực mạnh cũng rất tốt. Việc xử lý và tạo hình gỗ bạch đàn cũng rất dễ dàng. Khi dùng đinh đóng, hay vặn ốc vít thậm chí dính keo cũng rất tốt.

Người dùng có thể đánh bóng, cho ra sản phẩm bắt mắt. Hơn nữa, các sản phẩm làm từ gỗ bạch đàn không những tốt mà còn có mùi hương thoang thoảng, dịu nhẹ, rất tốt cho người sử dụng. 

Ứng dụng của gỗ bạch đàn trong đời sống

Trong đời sống, người ta dùng gỗ bạch đàn rất rộng rãi: 

  • Trong xây dựng: Gỗ bạch đàn được ứng dụng trong xây dựng như: làm cột chống, giàn giáo, cốp pha,…
  • Trong công nghiệp: Do là gỗ mềm nên bạch đàn được dùng để làm bột giấy hay ván ép, tinh dầu bạch đàn còn dùng để sản xuất nước hoa,…
  • Trong thiết kế nội thất: Với những cây có tuổi thọ lớn, có thể dùng để đóng bàn, ghế, tủ, giường,… 
  • Trong y học: Cây bạch đàn được ứng dụng rất nhiều trong y học ví như như: sản xuất dầu gió Khuynh Diệp, thuốc xông, siro cồn bạch đàn để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp,…Loại cây này cũng có thể chiết xuất để làm tinh dầu để chữa viêm họng, ho, sát khuẩn đường hô hấp.
  • Trong lĩnh vực khác: Có thể trồng cây này ở những bờ sông, bờ ao để giữ đất và tạo bóng râm.
Xem Thêm  Nên để tượng gỗ gì trong nhà để bình yên, hạnh phúc, tiền tài dồi dào

Gỗ bạch đàn có đắt không? Có nên mua gỗ bạch đàn không?

Hiện nay còn tùy vào đơn vị cung cấp, mua bán, cũng như những mẫu mã, chủng loại của từng loại bạch đàn mà giá sẽ có sự cạnh tranh khác nhau. Nhưng loại gỗ bạch đàn này có giá trung bình ở mức từ 1,11 – 1,21 triệu đồng/ tấn

Ở Việt Nam, cây bạch đàn sẽ được khai thác khi đã trồng được 5 – 7 năm. Loại gỗ này được ứng dụng để làm ván sàn, bột giấy. Nhưng có một số ý kiến cho rằng, vì gỗ này khá mềm và không chất lượng nên khả năng làm đồ gia dụng là rất thấp. 

Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu của mỗi người cũng như mỗi lĩnh vực khác nhau nên người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. 

Cách chọn mua gỗ bạch đàn tốt chất lượng

Theo chất lượng loại gỗ

Các sản phẩm được sản xuất từ gỗ bạch đàn đang được nhiều người sử dụng nhiều trong và ngoài nước. Không những Việt Nam mà nước ngoài cũng rất ưa chuộng loại gỗ này. Các sản phẩm sau khi xuất xưởng, đều được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao về chất lượng. 

Tuổi thọ gỗ

Cây bạch đàn rất dễ trồng, thích nghi được với môi trường khắc nghiệt, thời gian lớn cũng nhanh (chỉ khoảng 5 -7 là có thể khai thác được). Nếu muốn gỗ chắc chắn bạn có thể để cây bạch đàn sống lâu hơn. 

Ứng dụng của gỗ

Hiện nay, gỗ bạch đàn được mọi người dùng rất nhiều trong đời sống. Gỗ bạch đàn được dùng để ứng dụng làm giấy, làm nhà ở, lót ván sàn,… Ngoài ra, lá của loại cây này cũng được dùng làm thuốc để chữa bệnh cũng rất hiệu quả.

Qua bài viết trên chúng ta đã biết gỗ bạch đàn là gì cũng như những công dụng của nó với đời sống. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích đến bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *