Mục Lục Bài Viết
Ván lạng – Ván lạng Veneer – gỗ lạng là gì
Gỗ lạng hay còn được gọi là ván lạng Veneer, bản chất là gỗ tự nhiên được cán mỏng tuỳ vào mục đích và nhu cầu sử dụng ở độ dày khoảng 0,3 mm – 0.6 mm và động rộng khoảng 180 mm – 500 mm.
Kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ lạng Veneer
Yêu cầu | Kích thước tiêu chuẩn |
Kích thước tiêu chuẩn | 1220*2440mm |
Độ dày tiêu chuẩn | 0.3 – 0.8mm |
Độ ẩm | < 11% |
Độ bóng | > 80% |
Độ đồng màu | > 80% |
Tiêu chuẩn bề mặt | Có 2 loại là tiêu :
|
Phân loại ván gỗ lạng Veneer
Trong ngành sản xuất gỗ công nghiệp, gỗ ván veneer được phân loại theo chủng loại gỗ tạo thành. Và nó có rất nhiều loại, không thể kể chính xác về con số. Ví dụ:
Phần gỗ dùng để lạng là gỗ tràm và được phủ trên bề mặt của ván MDF thì người ta sẽ đây là sản phẩm ván MDF phủ veneer tràm. Tương tự nếu sử dụng nguyên liệu lạng là gỗ sồi và được phủ lên bề mặt gỗ ghép thông thì nó sẽ là gỗ thông ghép thanh phủ Veneer sồi.
Do vậy, tùy vào loại gỗ dùng để lạng bề mặt kết hợp để phủ nó lên sẽ cho ra một loại tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung chính là quy trình sản xuất.
Ưu nhược điểm ván gỗ lạng Veneer
Một số ưu điểm nổi bật của sản phẩm:
- Có tính ổn định cao và chất liệu bền vững, khả năng xảy ra các tình trạng cong vênh, mối mọt, co giãn do tác động của thời tiết rất thấp bởi đã được lạng siêu mỏng.
- Có tính thẩm mỹ cao: gỗ Veneer được tạo ra theo các vân gỗ tự nhiên trên gỗ để phủ lên tấm ván công nghiệp để trông thật hơn và đẹp mắt hơn. Nhất là khi kỹ thuật dán gỗ đạt ở trình độ cao.
- An toàn sức khỏe người dùng: vì đây là gỗ tự nhiên, không ngâm hay tẩm hóa chất độc hại nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt thoải mái với các gia đình có trẻ nhỏ.
- Bảo vệ rừng tự nhiên: nhờ tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên 100% lạng mỏng nên giúp hạn chế việc khai thác rừng và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu nước không tốt
- Không chịu nhiệt cao và chống xước kém
Ván gỗ lạng Veneer có tốt không? Có bền không?
Gỗ lạng có tính thẩm mỹ cao, ứng dụng được nhiều trong đời sống và phù hợp với kinh tế của nhiều người. Tuy nhiên, gỗ lạng vẫn có những khuyết điểm như:
- Khả năng chịu nước kém: Dù đã được sơn bề mặt hay xử lý hóa chất thì các dòng gỗ Veneer vẫn sợ nước.
- Chịu nhiệt, chống xước kém: Nhược điểm lớn nhất của các dòng gỗ Veneer chính là khả năng chịu nhiệt kém trong quá trình sản xuất rất dễ tránh gây xước bề mặt Veneer.
Quy trình sản xuất ván gỗ lạng Veneer
Nhờ có quy trình sản xuất tự động hóa mà nguồn tài nguyên gỗ được tiết kiệm hơn. Các khối gỗ dày sẽ được lạng mỏng chỉ khoảng 0.6mm và không dày quá 3mm để tạo ra ván gỗ lạng Veneer với các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Toàn bộ gỗ thu mua về để sản xuất sẽ được ngâm hoặc phun đều nước lên bề mặt gỗ để tạo độ ẩm nhằm đảm bảo kết cấu của gỗ luôn ổn định.
- Bước 2: Sau khi ngâm gỗ sẽ tiến hành công đoạn loại bỏ nhựa trong gỗ bằng cách đưa vào nồi hấp công nghiệp trong 48 tiếng với nền nhiệt từ 80 – 100 độ C loại bỏ hoàn toàn nhựa trong thân cây đồng thời giúp cho các sợi gỗ mềm hơn.
- Bước 3: Tuỳ vào kích thước của từng khúc gỗ và kích thước sản phẩm đầu ra đem cắt gỗ thành từng khúc
- Bước 4: Bóc vỏ trên thân cây và các bước bóc vỏ sẽ được thực hiện bằng máy quay ly tâm tốc độ cao nhằm đảm bảo chất lượng các tấm gỗ lạng Veneer đồng nhất.
- Bước 5: Lạng mỏng: Gỗ sau khi hoàn thiện bóc vỏ sẽ được đưa vào máy tiến hành lạng mỏng với quy chuẩn dày khoảng 0.6mm và không quá 3mm.
- Bước 6: Sấy ván là bước cuối cùng để kết thúc quy trình sản xuất. Độ ẩm tốt nhất của các tấm ván cần duy trì trong khoảng từ 8 – 12%.
- Bước 7: Kiểm tra chất lượng thành phẩm: ván sau khi hoàn thành sẽ được đưa ra khỏi máy và được tiến hành kiểm định toàn bộ chất lượng. Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ được loại bỏ.
Ứng dụng của ván gỗ lạng Veneer trong đời sống
Ván gỗ lạng Veneer thường được sử dụng để phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như ván MDF, MFC, ván dăm, gỗ ghép, … có thể làm đồ nội thất như: giường, tủ, vách ngăn, cửa, bàn, ghế, kệ sách, kệ trang trí, tủ trưng bày,…
Các tấm gỗ lạng Veneer ra đời giúp bảo vệ rừng tự nhiên mà vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng đồ nội thất có họa tiết và màu sắc của gỗ tự nhiên.
Ván gỗ lạng Veneer giá bao nhiêu? Có đắt không?
Gỗ lạng Veneer có nhiều loại, vì vậy giá của mỗi loại vân màu sẽ khác nhau. Vì được làm từ gỗ tự nhiên cán mỏng nên giá thành tương đối rẻ. Bạn có thể tham khảo giá của một số loại ván gỗ lạng sau đây:
STT |
Loại Veneer |
Giá bán |
Kích thước |
1 |
Sồi trắng vân núi |
90.000vnd |
640×2500 |
2 |
Xoan đào mỹ |
118.000vnd |
640×2500 |
3 |
Óc chó vân sọc |
86.000vnd |
640×2500 |
4 |
Mun sọc |
88.000vnd |
640×2500 |
5 |
Teck vân sọc |
90.000vnd |
640×2500 |
Cách chọn mua gỗ ván gỗ lạng Veneer tốt chất lượng
Theo chất lượng loại gỗ
Tùy vào mỗi loại gỗ sẽ mang lại hiệu quả sử dụng khác nhau. Trong đó, các loại gỗ thường được sử dụng làm ván lạng gồm: cao su, thông, tràm, bạch đàn, sồi,…mỗi loại gỗ đều có đặc điểm riêng từ đó cho ra những sản phẩm gỗ ván lạng có đặc tính khác nhau.
Công năng của loại gỗ
Bạn có thể lựa chọn các loại gỗ công nghiệp khác nhau để tạo Veneer màu gỗ như mình mong muốn. Ván lạng có khả năng đàn hồi cực tốt, chống cong vênh, không bị mối mọt, côn trùng phá hoại, luôn giữ được bề mặt sáng và sang trọng bạn có thể lựa chọn làm đồ nội thất trong gia đình như tủ, kệ sách,…
Trên đây là tổng hợp những thông tin về gỗ lạng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về gỗ lạng là gì, giá gỗ lạng như thế nào. Ngoài ra, lưu ý về cách chọn mua gỗ lạng veneer tốt, chất lượng.