Đối với con người chúng ta, cuộc sống đi kèm với công việc, và chúng ta cần đảm bảo rằng các vật liệu phục vụ tốt cho cuộc sống. Là một nhân viên văn phòng, để đảm bảo tốt công việc thì không gian và nội thất văn phòng rất quan trọng. Cơ bản nhất trong số này là bàn và ghế văn phòng. Vì vậy, bạn phải lựa chọn bàn làm việc phù hợp với nhu cầu công việc hàng ngày của mình. Hãy cũng tham khảo bài viết về kích thước bàn làm việc chuẩn để bạn có thể tập trung hiệu quả trong công việc nhất cũng Nguyễn Dũng Royal nhé.
Mục Lục Bài Viết
Nguyên Tắc Chung Khi Chọn Kích Thước Bàn Làm Việc
Đáp ứng các tiêu chuẩn chung
Kích thước của bàn làm việc theo tiêu chuẩn cần phải phù hợp, hài hòa với không gian. Ngoài ra còn mang đến sự cân đối cho tổng thể căn phòng. Nếu kích thước bàn làm việc quá lớn hoặc quá nhỏ làm cho không gian văn phòng không đồng đồng nhất. Kích thước bàn làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc tăng yếu tố thẩm mỹ cho không gian công sở.
Ngoài kích thước bàn thì yếu tố chất liệu cũng là một điều không thể quên. Bạn nên chọn những chất liệu với độ bền cao như gỗ tự nhiên hoặc chất liệu được sản xuất bằng công nghệ cao. Như vậy sản phẩm sẽ bền đẹp và có tuổi thọ cao hơn. Nếu doanh nghiệp mới khởi đầu, chưa có kinh phí để đầu tư vào bàn làm việc có chất liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, bàn làm việc làm từ gỗ ván ép công nghiệp hoặc inox với giá rẻ hơn là sự lựa chọn tối ưu.
Về màu sắc thì những tông màu tối giản đen-trắng luôn được ưu tiên lựa chọn. Dựa vào bố cục tổng thể công ty và ngành nghề làm việc, bạn có thể lựa chọn màu sắc bàn phù hợp với không gian làm việc.
Đồng thời, các yếu tố như sự cân đối với phòng làm việc, phong thủy, tín ngưỡng cũng cần được chú trọng.
Phù Hợp Mục Đích Sử Dụng
Để có một chiếc bàn làm việc vừa chuẩn vừa tiện lợi, việc lựa chọn một chiếc bàn với nhiều công năng cũng rất quan trọng. Sau đây là một số điểm cần lưu ý để bạn có thể chọn cho mình được kích thước bàn làm việc lẫn công năng ưng ý nhất:
- Công năng sử dụng: Kích thước của bàn làm việc văn phòng ngoài phải đạt chuẩn, còn phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các công năng hỗ trợ khác cho người sử dụng.
- Độ linh hoạt: Vì kích thước mặt bàn không thể thay đổi nên phần chân bàn cần trang bị khả năng di chuyển. Điều này sẽ giúp quá trình lắp ráp và di chuyển dễ dàng hơn.
- Đặc thù công việc: Mỗi công việc khác nhau sẽ cần kích thước của mỗi bàn làm việc khác nhau. Khi mua bàn làm việc cần chú ý điều này. Nhu cầu công việc, vị trí người sử dụng trong quá trình làm việc là điều cần cân nhắc.
- Tính thẩm mỹ: Ngoài có kích thước chuẩn, tính thẩm mỹ của các chiếc bàn cũng rất quan trọng. Một chiếc bàn đẹp sẽ giúp nhân viên có cảm hứng làm việc tốt hơn.
- Thiết kế đơn giản, trực quan: Một chiếc bàn hiện đại thường được thiết kế có mặt bàn làm việc đơn giản. Tối giản và tập trung vào công năng của sản phẩm là chính. Tuy đơn giản, nhưng không thể thiếu sự tinh tế trong từng chi tiết nhỏ.
- Giảm các tính năng thừa: Chọn bàn đúng với mục đích sử dụng và không có những chi tiết dư thừa, chiếc bàn cầu kỳ sẽ khiến người ngồi không cảm nhận sự thoải mái, gây bất tiện.
- Độ an toàn: Hạn chế chọn những bàn có chi tiết khe hẹp hoặc góc nhọn,…
Lựa chọn kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn không quên các công năng sản phẩm đi kèm
Kích Thước Bàn Làm Việc Tiêu Chuẩn
Kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn được các nhà khoa học khuyến khích sử dụng và được đa số những nhà sản xuất nội thất lựa chọn là (Dài x Rộng x Cao): 1200mm x 600mm x750mm.
Chiều cao bàn tiêu chuẩn quốc tế
Chiều rộng bàn tiêu chuẩn
Kích thước bàn làm việc nhân viên
Đối với bàn bàn làm việc cho nhân viên thì thường có kích thước (Dài x Rộng x Cao) là: 120cm x 60cm x 75cm. Đây là kích thước bàn làm việc nhân viên được khá nhiều nhà sản xuất sử dụng. Chúng thường sẽ phù hợp với đại đa số với kích thước cơ thể cũng như nhu cầu của người Việt. Với kích thước này, nhân viên có thể cảm nhận được cảm giác thoải mái và hiệu quả trong công việc.
Ngoài ra, hiện nay cũng có rất nhiều công ty sử dụng các bàn làm việc lớn hay các bàn làm việc đặc biệt như bàn chữ U, bàn chứ L để nhiều nhân viên sử dụng.
Kích thước cụm bàn theo người như sau:
- Kích thước dùng cho 2 người (Đai x Rộng x Cao): 120cm x 120cm x 75cm hay 140cm x 140cm x 75cm
- Kích thước dùng cho 4 người (Đai x Rộng x Cao): 120cm x 240cm x 75cm
- Kích thước dùng cho 6 người (Đai x Rộng x Cao): 120cm x 360cm x 75cm
Kích thước bàn làm việc giám đốc
Đối với những mẫu bàn làm việc cho giám đốc thì cần được thiết kế sang trọng đẳng cấp và có kích thước rộng rãi và lớn hơn để tạo sự uy nghiêm và đủ không gian lưu trữ cho các vị trí lãnh đạo. Điều này cũng tạo ra cảm giá uy quyền, mạnh mẽ hơn cho người sử dụng và cũng tạo được sự uy tín và tin cậy khi tiếp khách hàng, đối tác.
Kích thước bàn làm việc giám đốc tiêu chuẩn là (Dài x Rộng x Cao): 140cm x 100cm x 75cm. Ngoài ra, cũng tùy thuộc theo kích thước của ghế làm việc mà ta cũng có thể điều chỉnh chiều cao của bàn sao cho phù hợp.
Kích thước bàn họp văn phòng
Đối với kích thước bàn họp cho văn phòng thì thường sẽ có một quy chuẩn riêng. Chúng thường to và rộng rãi hơn so với những chiếc bàn làm việc thông thường để đủ không gian cho 5 đến 10 người sử dụng. Những mẫu bàn này thường có kích thước (Dài x Rộng X Cao là: 180 x 100 x 75cm. Tùy vào số người họp cũng như diện tích phòng họp mà ta có thể chọn kích thước bàn hay điều chỉnh chúng sao cho phù hợp.
Các kích thước bàn họp tiêu chuẩn thường gặp:
- Kích thước bàn họp cho 6- 8 người (Dài x Rộng x Cao): 180cm x 100cm x 75cm.
- Kích thước bàn họp cho 8- 10 người (Dài x Rộng x Cao): 240cm x 120cm x 75cm.
- Kích thước bàn họp cho 10 – 12 người (Dài x Rộng x Cao): 280cm x 120cm x75cm.
Kích thước các lạo bàn làm việc thông dụng
Kích thước bàn chữ nhật
Bàn làm việc chữ nhật là loại bàn thông dụng và được sử dụng nhiều nhất nhất hiện nay,. Chúng còn được sử dụng nhiều ở các cơ sở giáo dục, gia đình hay các cơ quan nhà nước. Loại bàn này khá phù hợp để phục vụ và ứng dụng trong lĩnh vực văn phòng.
Theo tiêu chuẩn quốc thế thì kích thước bàn chữ Nhật thường có kích thước sau đây: Chiều dài: từ 80cm; Chiều rộng: từ 50cm; Chiều cao đúng với chuẩn quốc tế thường là: 75cm. Đây là một kích thước vừa đủ để sử dụng, phù hợp với rất nhiều không gian cũng như lĩnh vực khác nhau.
Các kích thước bàn làm việc chữ nhật tiêu chuẩn thường là:
- Bàn chữ nhật nhỏ (Dài x Rộng x Cao): 100cm x 50cm x 75cm.
- Bàn chữ nhật vừa phải (Dài x Rộng x Cao): 120 x 60cm x 75cm.
- Bàn chữ nhật lớn (Dài x Rộng x Cao): 140cm x 70cm x 75cm.
Kích thước bàn chữ L
Bàn làm việc chữ L là một loại bàn khá thông dụng và được sử dụng khá nhiều tại các văn phòng hiện đại vì tích đa năng và tiết kiệm không gian của chúng. Loại bàn này giúp không gian trở nên khoa học và trang nhã hơn, tiết kiệm diện tích sử dụng. Kích thước bàn làm việc chữ L tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay thường là:
- Kích thước bàn chữ L nhỏ (Dài x Rộng x Cao): 100cm x 60cm x 75cm
- Kích thước bàn chữ L trung bình (Dài x Rộng x Cao): 120cm x 60cm x 75cm
- Kích thước bàn chữ L trung bình (Dài x Rộng x Cao):140cm x 70cm x 75cm
Kích thước bàn chữ U
Cùng với bàn làm việc chữ L thì bàn làm việc chữ U là một loại bàn khá khá phù hợp với các văn phòng hoặc phòng làm việc gia đình có diện tích nhỏ. Dạng bàn này khá phổ biến và được sử dụng rất nhiều hiện nay. Ngoài ra, nó còn khá đa năng, có thể sử dụng ở phòng làm việc thông thường hay phòng làm việc gia đình.
Kích thước tiêu chuẩn của bàn làm việc chữ U:
- Kích thước bàn chữ U nhỏ (Dài x Rộng x Cao): 100cm x 60cm x 75cm
- Kích thước bàn chữ U vừa (Dài x Rộng x Cao): 120cm x 60cm x 75cm
- Kích thước bàn chữ U lớn (Dài x Rộng x Cao): 140cm x 60cm x 75cm
Kích thước bàn làm việc trong phòng ngủ
Tuy phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi, thư giãn của mỗi thành viên trong gia đình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người lựa chọn phòng ngũ làm không gian làm việc của mình. Việc đặt bàn làm việc trong phòng ngủ thường gây cảm giác không thoải mái, khiến cho căn phòng trở nên khá chật chội.
Chính vì vậy mà lựa chọn một kích thước bàn làm việc trong phòng ngủ sao cho phù hợp với diện tích cũng như không gian là một điều khiến rất nhiều người quan tâm.
Thông thường, mọi người thường lựa chọn những chiếc bàn làm việc nhỏ gọn, phù hợp với nhu cầu cơ bản để không chiếm dụng quá nhiều diện tích. Các loại bàn thường được lựa chọn là bàn chữ U, bàn chữ Z hay bàn chữ nhật.
Các kích thước bàn làm việc trong phòng ngủ tiêu chuẩn thường gặp hiện nay là (Dài x Rộng x Cao):
- Kích thước vừa đủ: 100cm x 50cm x 75cm
- Kích thước lớn: 120cm x 60cm x 75cm
Bàn tích hợp tủ kệ sách
Đây là một bàn làm việc khá phù hợp với các văn phòng hoặc gia đình có diện tích nhỏ. Dạng bàn này khá mới và đặc biệt nên vẫn còn ít được sử dụng hiện nay.
Dạng bàn này được tích hợp với kệ sách ở trên nên phần chân và mặt sẽ có kích thước lớn. Kích thước tiêu chuẩn của bàn thường là:
- Chiều cao bàn (từ chân lên đến kệ) không quá 1m8 và tối thiểu là 1m2
- Kích thước mặt bàn khoảng từ 1m2 đến 1m4
- Chiều sâu khoảng 70cm
Tùy vào mục đích sử dụng, do đó bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn lựa dạng bàn này để sử dụng.
Một vài kích thước tiêu chuẩn bàn làm việc tham khảo:
- Kích thước của mặt bàn: 1m2 x 55cm hoặc (80cm x 50cm) (Dài x Rộng)
- Kích thước kệ sách: Kệ trên 1m2 x 18cm kệ dưới 1m2 x 25cm hoặc 80cm x 18cm và 80cm x 25cm
- Chiều cao mặt bàn ~ 75cm
- Tổng chiều cao: 1m4
Kích thước bàn cụm văn phòng
Bàn cụm văn phòng hay còn gọi là Module văn phòng, được thiết kế để nhiều người cùng ngồi làm việc. Cụ thể, đây là một mẫu bàn kích thước lớn, được chia thành từng mảng để tương ứng với từng vị trí người làm việc. Ưu điểm của bàn cụm văn phòng chính là tiết kiệm diện tích và tính tương tác cao trong công việc. Bàn cụm thường được các công ty có số lượng nhân viên lớn ưu chuộng.
Kích thước của bàn cụm văn phòng sẽ tùy vào số lượng ngồi vào đó. Ví dụ, nếu là bàn cụm cho 4 người ngồi làm việc thì ta có thể nhân kích thước chuẩn bàn làm việc là 1200x600x750 mm (Dài x Rộng Cao) lên thì sẽ có kích thước bàn cụm là 2400x1200x750 mm (Dài x Rộng Cao), còn nếu bàn cụm cho 6 người sẽ có kích thước làm 3600x1200x750 mm (Dài x Rộng Cao).
Kích thước bàn để máy tính
Các sản phẩm bàn máy tính được thiết kế có cấu tạo giống như một chiếc bàn làm việc thông thường và có thêm một số phụ kiện đi kèm dành cho máy tính. Chính vì thế, việc lựa chọn kích thước bàn vi tính cũng tương tự như chọn kích thước của bàn làm việc vậy. Theo thông thường kích thước bàn để máy tính chuẩn tại văn phòng hoặc tại nhà là 1200x600x750 mm (Dài x Rộng x Cao).
+ Chiều dài của bàn máy tính: Từ 1,2 m đến 1,82m hoặc 2m.
+ Chiều rộng của bàn máy tính: Từ 0,5 m đến 0.9m
+ Chiều cao của bàn máy tính: Từ 0,72m đến 0,78m.
Kích Thước Bàn Làm Việc Theo Lỗ Ban Phong Thuỷ
Ba kích thước chính của bàn làm việc (dài, rộng, cao) phải phù hợp với các kích thước đem lại may mắn trong phong thủy – chiều cao và bề rộng của lưng ghế cũng nên như vậy, cho dù vẫn phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện đại của công thái học đối với việc thiết kế bàn ghế.
Các vật dụng khác như kệ sách hay tủ trưng bầy đều có thể được thiết kế theo các nguyên tắc này. Bạn có thể tham khảo số liệu tiêu chuẩn thiết kế bên dưới cho một số vật dụng nội thất thông dụng hoặc tham khảo bài viết về Thước Lỗ Ban.
Bàn làm việc:
+ Loại lớn: 80x200cm, cao: 72cm-75cm
+ Loại vừa: 70x140cm, cao: 72cm-75cm
+ Loại nhỏ: 60x120cm, cao: 72cm-75cm
Bàn làm việc tác động tới tư thế làm việc như thế nào?
Ngồi làm việc trước màn hình vi tính của các công chức, làm việc ở tư thế ngồi theo dây chuyền công nghiệp của công nhân… dễ dẫn tới cảm giác căng thẳng, đau vai gáy, đau lưng mỏi mắt. Để giúp phòng tránh và cải thiện những rắc rối trên, bạn cần
Đối với cơ bắp
Khi ngồi làm việc với một chiếc bàn quá cao hoặc quá thấp sẽ dễ dẫn tới tình trạng để thõng cơ thể, buôn chân lủng lẳng hoặc ngả ngớn cơ thể. Những tư thế tác động xấu tới cơ bắp khiến nó trở nên dễ nhạy cảm, đôi lúc bị đau mà không có tác động và cuối cùng là nhanh lão hóa.
Nếu như màn hình máy tính để quá cao, cổ sẽ bị kéo dài. Điều này đè nén các khớp ở cổ và gây ra sự mệt mỏi ở cơ, có thể dẫn đến viêm, đau và nhức đầu. Sau một thời gian, cơ thể bạn sẽ rệu rã như thể một người già.
Giảm lực ép, tỳ đè lên cột sống
Bất kể khi bạn đứng hay ngồi thì đều cần sử dụng cơ bắp trên cơ thể của mình. Nếu ngồi đúng tư thế bạn sẽ giảm được áp lực lên cơ bắp từ đó tác động tích cực tốt tới cột sống của bạn. Ngoai ra, bàn làm việc chuẩn kích thước còn giúp bạn có tư thế ngồi đúng, giảm bớt căng thẳng khi làm việc.
Phòng chống hội chứng tổn thương thần kinh
Não và cơ thể của chúng ta có mối liên hệ rất khắng khít. Khi bạn để cơ thể mình ở các tư thế khác nhau, nó sẽ tác động đến trạng thái trầm cảm. Bời vậy, tư thế tốt có thể đánh lừa não của bạn ra khỏi trạng thái chán nản. Do đó, các triệu chứng nhức đầu, căng thẳng ở vai thường được tao ra do bạn ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài.
Phong thủy bàn làm việc theo màu sắc
– Màu sắc của bàn làm việc ảnh hưởng đến hướng di chuyển của năng lượng theo thuyết phong thủy khi lựa chọn màu sắc bàn ghế làm việc.
– Mỗi màu sắc mang một ý nghĩ riêng biệt khác nhau, dưới đây là một số màu sắc phổ biến và ý nghĩa của của chúng trong phong thủy, hy vọng sẽ hỗ trợ được các bạn phần nào khi chọn mua một chiếc bàn sao cho phù hợp nhất
- Màu đen: Di chuyển năng lượng xuống phía dưới và vào bên trong cơ thể, khơi dậy những khả năng còn tiềm ẩn bên trong con người bạn.
- Màu nâu: Tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nhưng không có tác dụng kích hoạt trí não.
- Màu trắng: Cung cấp năng lượng cho trí não, nhưng làm tiêu hao năng lượng của cơ thể.
- Màu xám: Tăng khả năng tập trung của trí não, nhưng lại làm tiêu hao năng lượng của cơ thể.
- Màu xanh lá cây: Cân bằng tinh thần và thể chất, duy trì sự tập trung.
- Màu trung tính: Tăng cường khả năng tập trung của trí não, nhưng không làm tiêu hao năng lượng của cơ thể.
- Màu trắng: Kích hoạt mắt, khiến cho cơ thể và trí não luôn ở trạng thái động.
Trên đây Nguyễn Dũng Royal đã giải thích cho bạn thật tường tận chi tiết về kích thước các loại bàn làm việc phổ biến hiện này ở văn phòng, gia đình. Chúc các bạn chọn được những chiếc bàn thật ưng ý để phát huy khả năng làm việc của mình hiệu quả nhé. Chúc bạn thành công đừng quên Nguyễn Dũng Royal luôn có rất nhiều những sản phẩm gỗ tự nhiên chất lượng phục vụ mọi nhu cầu của bạn đó.