Phong cách nội thất Vintage là gì và xu hướng thiết kế nhà ở đẹp mắt

Phong cách Punk chịu ảnh hưởng từ âm nhạc cùng thời kỳ. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách nội thất Vintage là sự giao thoa giữa thiết kế cổ điển và hiện đại, dành cho những người yêu thích sự hoài cổ, bình yên.

Phong cách nội thất Vintage xuất hiện từ giữa thế kỷ XX và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Những căn nhà được thiết kế theo phong cách này mang đậm chất cổ kính. Trong những năm gần đây, phong cách Vintage đang trở thành xu hướng trong thi công nội thất.

Phong cách nội thất Vintage mang ta về với những ký ức cũ (Ảnh sưu tầm)
Phong cách nội thất Vintage mang ta về với những ký ức cũ (Ảnh sưu tầm)

Mục Lục Bài Viết

Phong cách nội thất Vintage là gì?

Phong cách Vintage là gì?

Vintage là thuật ngữ được dùng để ám chỉ những đồ vật có tuổi thọ từ 20 đến 100. Tuy nhiên, có không ít người cho rằng Vintage là cách để chỉ những món đồ cũ đã được sử dụng có thể cách đây 5 hoặc 500 năm. Người ta mặc định Vintage có nghĩa là cũ, cổ.

Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất là gì?

Phong cách thiết kế nội thất Vintage là phong cách áp dụng các đặc điểm, chất liệu, đồ nội thất và màu sắc trang trí đậm chất Vintage. Phong cách thiết kế Vintage được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ thời trang, đồ họa cho tới nội thất. Đây là phong cách mang đậm dấu ấn của thời gian và hoài niệm.

Đặc biệt, Vintage được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế biệt thự đẹp.

Phong cách Vintage xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất được hiểu là sự pha trộn giữa hiện đại và cổ điển. Những món đồ cũ như bàn ghế, chùm đèn cổ,… kết hợp cùng những thiết bị hiện đại như máy tính, đồ da dụng,…Sự pha trộn này đã tạo nên một không gian hài hòa, độc đáo.

Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại trong phong cách Vintage Ảnh sưu tầm)
Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại trong phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)

Những đặc điểm chính trong của phong cách Vintage

Màu sắc chủ đạo

Những gam màu nhẹ nhàng, tươi sáng như trắng, hồng,… là màu sắc chủ đạo được ưa chuộng của phong cách nội thất Vintage. Màu trắng tạo nên một không gian thuần khiết, dịu dàng như nàng thơ. Nếu như bạn muốn tăng sự mộng mơ, bay bổng cho căn phòng có thể điểm xuyết một vài đồ vật với màu hồng nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, trong xuống hướng thiết kế nội thất chung cư hiện đại, phong cách nội thất Vintage ngày càng có nhiều mang sắc để bạn lựa chọn hơn. Các kiến trúc sư đã sử dụng nhiều gam màu mới lạ như màu nâu, xanh,… Nhờ đó không gian vẫn đảm bảo được tinh thần của phong cách Vintage nhưng không nằm ngoài xu hướng thiết kế của thời đại.

Phong cách nội thất Vintage ưa chuộng những màu sắc nhẹ nhàng. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách nội thất Vintage ưa chuộng những màu sắc nhẹ nhàng. (Ảnh sưu tầm)

Đồ nội thất

Đồ nội thất chính là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết một căn phòng theo phong cách Vintage. Những món đồ nội thất với kiểu dáng truyền thống, cũ kỹ theo thời gian.

Đó có thể là chiếc bàn tróc sơn, chiếc ghế sofa sờn vải hay chiếc đồng hồ quả lắc đồ sộ. Mặc dù mang đậm nét xưa cũ nhưng những món đồ này lại có một sức hút lạ kỳ khiến cho những người hoài niệm không thể rời mắt. Bởi đó không chỉ là những món đồ vô tri vô giác mà là linh hồn của cả một thời kỳ, chứng kiến biết bao dấu ấn lịch sử.

Đồ nội thất cổ là đặc trưng của phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)
Đồ nội thất cổ là đặc trưng của phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)

Chất liệu

Chất liệu được sử dụng trong phong cách Vintage khá đa dạng. Tuy nhiên, khi thiết kế nội thất căn hộ thao phong cách này bạn không được bỏ qua những chất liệu điển hình như gỗ, vải voan, thảm trải sàn, giấy dán tường họa tiết hoa lá,... Nếu không căn phòng sẽ mất đi một phần sự cổ điển, lãng mạn cần có. Nhờ có những chất liệu đó mà phong cách nội thất Vintage mới giữ được vẻ đẹp mộc mạc, giản dị.

Những bức tường được dán hoa lá trong phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)
Những bức tường được dán hoa lá trong phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)

Cách trang trí

Với phong cách nội thất Vintage bạn có thể thoải mái trong trí cho không gian theo ý thích. Những món đồ có in hình hoa lá lãng mạn rất được ưa chuộng trong phong cách này. Vài quyển sách cũ, những khung ảnh cổ hay khăn trải bàn họa tiết hồng,… đều là những đồ trang trí được khai thác triệt để.

Không có bất kỳ giới hạn nào về số lượng đồ vật được sử dụng trong kiểu thiết kế nội thấy cao cấp này miễn sao bạn bố trí mọi thứ hợp lý. Đừng nên cho quá nhiều đồ vật vào trong không gian một cách thừa thãi. Khi đó, căn phòng sẽ trở nên lộn xộn chẳng khác nào một mớ hỗn độn.

Nội thất được bố trí hợp lý trong phong cách Vintage (Ảnh sưu tầm)
Nội thất được bố trí hợp lý trong phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)

Ánh sáng

Người ta vẫn thường ví von rằng không gian Vintage tựa như đôi mắt của một nàng thơ kiều diễm. Chính vì thế, kiến trúc sư phải tận dụng ánh sáng nhẹ để tạo được vẻ đẹp đặc trưng. Những tấm rèm trên ô cửa sổ nhỏ sẽ giúp giảm cường độ ánh sáng tự nhiên của căn nhà. Bên cạnh đó, đèn chùm nhỏ với ánh sáng vàng nhẹ cũng được sử dụng nhiều để tạo không gian ấm cúng.

Ánh sáng nhẹ mang đến sự ấm áp, yên bình cho căn phòng Vintage. (Ảnh sưu tầm)
Ánh sáng nhẹ mang đến sự ấm áp, yên bình cho căn phòng Vintage. (Ảnh sưu tầm)

Một số chủ đề mà độc giả không nên bỏ qua:

  • Phong cách thiết kế phòng khách
  • Phong cách thiết kế phòng ngủ
  • Phong cách thiết kế phòng bếp
Xem Thêm  Kinh nghiệm bố trí phong thủy phòng tân hôn viên mãn, hạnh phúc

Các trường phái trong phong cách thiết kế Vintage

9+ phong cách thiết kế Vintage nổi bật mà bạn nhất định không thể bỏ qua:

  1. Art deco
  2. Art Nouveau
  3. Vintage badges
  4. Letterpress
  5. Mid-century Modern
  6. Punk
  7. Steampunk
  8. Atomic age
  9. Swiss Style
  10. Vaporwave

Phong cách thiết kế Vintage – Art deco

Trường phái Art Deco phát triển rực rỡ trong những năm 1920 và 1930. Lối kiến trúc tân thời, nhân tạo của kiểu thiết kế này đã nhận được sự đón nhận của đông đảo giới kiến trúc sư và người dân. Đặc điểm của Art Deco là những hình khối đối xứng, được lý tưởng hóa bởi con người.

Bảng màu của trường phái này thường rất hạn chế. Dấu hiệu rõ nét nhất để nhận biết trường phái Art Deco chính là những hình khối lớn, đối xứng và mang tính hình tượng cao.

Kiến trúc Art Deco mang tính hình tượng cao (Ảnh sưu tầm)
Kiến trúc Art Deco mang tính hình tượng cao. (Ảnh sưu tầm)

Mời độc giả tìm hiểu thêm về phong cách thiết kế Art Deco!

Phong cách thiết kế Vintage – Art Nouveau

Art Nouveau ra đời từ cuối thế kỷ XIX và phát triển huy hoàng cho tới những năm 1910 của thế kỷ XX. Lối thiết kế Art Nouveau tập trung vào sự cách điệu của những đường cong, chi tiết phức tạp, lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Vẻ đẹp tự nhiên chính là giá trị cốt lõi của trường phái này thay vì những sắp đặt có chủ đích. Art Nouveau là sự tổng hòa của những họa tiết đẹp mắt.

Art Nouveau tập trung vào sự cách điệu của đường cong (Ảnh sưu tầm)
Art Nouveau tập trung vào sự cách điệu của đường cong. (Ảnh sưu tầm)

Mời độc giả tìm hiểu thêm về phân biệt phong cách thiết kế Art Deco và Art Noveau!

Phong cách thiết kế Vintage – Vintage badges

Trường phái Vintage badges gắn liền với những chiếc huy hiệu và tem cổ điển. Những đồ vật tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong quá khứ đã quay trở lại và nhắc nhở về ký ức xưa cũ. Các tác phẩm cổ điển lần lượt được tái hiện trên chất liệu giấy, kim loại.

Những mẫu logo được thiết kế dưới dạng huy hiệu ngày càng trở nên phổ biến. Các sản phẩm theo trường phái Vintage badges khơi gợi niềm cảm xúc về một thời huy hoàng vào giai đoạn giao thoa giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX.

Phong cách thiết kế Vintage – Letterpress

Các tác phẩm theo trường phái Letterpress có thiết kế giống hệt như những tờ rơi quảng cáo của ngày xưa. Dù có vô số các biến thể tuy nhiên đặc điểm thiết kế thi công nội thất cơ bản vẫn được duy trì xuyên suốt. Những ấn phẩm này thường sử dụng bảng màu và kiểu chữ đơn giản. Bên cạnh đó, người ta còn ứng dụng những kỹ thuật như in cán mờ, in ép nổi,… để làm tăng thêm chiều sâu cho sản phẩm.

Phong cách thiết kế Vintage – Mid-century Modern

Trường phái Mid-century Modern được phát triển theo hướng hiện đại so với thời kỳ bấy giờ là những năm 1950. Đặc trưng của lối kiến trúc Mid-century Modern là sử dụng những đường nét rõ ràng cùng những đường cong nhẹ.

Sự kết hợp này giúp cho công trình trở nên mềm mại hơn. Ngoài ra, phong cách này còn có sự gắn kết hài hòa với thiên nhiên. Chính vì thế, những khung cửa sổ lớn rất được ưa chuộng trong các thiết kế Mid-century Modern.

Trường phái Mid-century Modern phát triển theo xu hướng hiện đại (Ảnh sưu tầm)
Trường phái Mid-century Modern phát triển theo xu hướng hiện đại. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Vintage – Punk

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Punk Rock được coi thể loại nhạc thịnh hành. Các thiết kế trong giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng từ âm nhạc. Trường phái Punk tạo cho con người ta cảm giác bứt phá, nổi loạn với những đường nét xù xì cùng màu sắc có độ tương phản cao và hình ảnh đầy phá cách. Do đó, trường phái này phù hợp với những người muốn khẳng định cá tính cá nhân.

Phong cách Punk chịu ảnh hưởng từ âm nhạc cùng thời kỳ. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Punk chịu ảnh hưởng từ âm nhạc cùng thời kỳ. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Vintage – Steampunk

Thật khó để có thể tìm ra được từ ngữ nào diễn đạt được trọn vẹn ý nghĩa của Steampunk. Trường phái Steampunk thể hiện những hình dung về tương lai dưới góc nhìn của những người sống ở thế kỷ XIX, XX.

Xem Thêm  Phong thủy phòng khách: Những lưu ý để cuộc sống vạn sự hanh thông

Có thể hiểu Steampunk là sự pha trộn cấu trúc hoài cổ với tương lai. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc gom hàng loạt các linh kiện cũ vào trong một thiết bị hiện đại. Steampunk đòi hỏi việc xác lập phong cách và chức năng của một đối tượng cụ thể với vật liệu có kết cấu đặc biệt.

Steampunk là việc tái hiện những hình ảnh về tương lai trong kiến trúc. (Ảnh sưu tầm)
Steampunk là việc tái hiện những hình ảnh về tương lai trong kiến trúc. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Vintage – Atomic age

Atomic age là cái nhìn lạc quan của thập niên 50, 60 của thế kỷ trước về tương lai. Đó còn là khát vọng chinh phục vũ trụ, vươn tới không gian rộng lớn. Các thiết kế theo trường phái Atomic age thường lạc quan, hài hước và không quên nhắc lại những xu hướng trong quá khứ.

Phong cách thiết kế Vintage – Swiss Style

Swiss Style còn được gọi là phong cách quốc tế. Trường phái Swiss Style được bắt nguồn từ Thụy Sĩ trong những năm 1940 – 1950. Các tác phẩm Swiss style gây ấn tượng mạnh cho người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngay tại thời điểm cực thịnh, các thiết kế chuẩn Swiss style được ưa chuộng ở cả Nga, Hà Lan và Đức.

Swiss Style mang đến những công trình độc đáo. (Ảnh sưu tầm)
Swiss Style mang đến những công trình độc đáo. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Vintage – Vaporwave

Bìa album nhạc Floral Shoppe là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của trường phái Vaporwave. Thiết kế Vaporwave đã trở thành huyền thoại với bức tượng Helios, Nhật ngữ trên nền hồng ấn tượng.

Khởi đầu của Vaporwave gắn liền với thể loại nhạc hòa tấu mang hơi hướng của thập niên 1980, 1990. Đứng trên phương diện thiết kế, trường phái này là tổng hòa của các tông màu pastel nhẹ nhàng, các vector hình khối và những chi tiết nhuốm màu ký ức xưa.

Khi nào chúng ta nên sử dụng các thiết kế Vintage?

Những thiết kế Vintage thường gắn liền với những ký ức hoài niệm về quá khứ. Do đó, thời điểm thích hợp để sử dụng phong cách Vintage là khi gia chủ đã thân thuộc với kiểu phong cách này. Có thể bạn thích check-in tại các không gian Vintage nhưng không có nghĩa bạn sẽ thích nhìn không gian xung quanh mình theo phong cách này mọi ngày.

Phong cách Vintage giúp làm nổi bật đặc tính của sản phẩm. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage giúp làm nổi bật đặc tính của sản phẩm. (Ảnh sưu tầm)

Thiết kế theo phong cách Vintage còn có thể làm nổi bật những tính năng đặc sắc của sản phẩm. Chẳng hạn như sản phẩm được sản xuất thủ công theo công thức gia truyền. Đây là nguyên nhân khiến thiết kế Vintage phù hợp với những sản phẩm thủ công hoặc mang tính chất gia truyền.

Việc những thương hiệu đã có tuổi thọ lâu năm trên thị trường ứng dụng phong cách Vintage như một lời khẳng định về vị trí của họ trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, việc đột ngột thay đổi nhận diện thương hiệu về với hoài cổ đôi khi sẽ khiến mất đi một lượng lớn khách hàng. Bởi họ đã quá quen thuộc với hình ảnh cũ của sản phẩm, việc làm mới đi khiến họ cảm thấy xa lạ.

Trong kinh doanh, người ta chỉ sử dụng phong cách Vintage khi khách hàng thật sự thân thiết với thương hiệu của họ.

Tại sao các thiết kế Vintage lại gây sốt hiện nay?

Trong xã hội ngày nay, mọi thứ được vận hành với tốc độ nhanh chóng. Chỉ cần dừng chân nghỉ một thời gian ngắn thôi là bạn đã bị trật nhịp so với mọi người. Lúc này, phong cách nội thất Vintage sẽ mang lại cho bạn cảm giác yên bình, dễ chịu hơn rất nhiều. Những ký ức đẹp đẽ, lãng mạn đưa bạn về với những miền kỷ niệm xưa cũ.

Phong cách thiết kế Vintage mở ra không gian lãng mạn. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách thiết kế Vintage mở ra không gian lãng mạn. (Ảnh sưu tầm)

Thiết kế nội thất theo phong cách Vintage là một lựa chọn tuyệt vời bên cạnh những thiết kế kỹ thuật số. Những món đồ mang đầy sự hoài niệm có thể chạm tới trái tim của khách hàng. Từ đó mang đến cho họ những quãng thời gian nghỉ ngơi thư giãn ngay trong chính căn nhà của mình.

Khung cảnh bình yên bên trong căn phòng mang phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)
Khung cảnh bình yên bên trong căn phòng mang phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)

Mặc dù phong cách nội thất Vintage đã gây sốt trong suốt thời gian qua nhưng không phải nó phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Do đó, trước khi tư vấn cho khách hàng thi công nhà phố hãy tìm hiểu xem phong cách mong muốn của họ là gì. Không thể bắt một người yêu thích sự tối giản phải sống trong căn nhà lãng mạn của phong cách Vintage được.

Ý tưởng trang trí nội thất phong cách Vintage độc đáo

Trang trí nhà ở theo phong cách Vintage hiện đại

Trang trí nhà theo phong cách nội thất Vintage hiện đại đã được nhiều gia đình lựa chọn. Bởi mỗi cá thể đều mang trong mình những mảnh ghép của vòng tròn thời gian. Họ yêu cái yên bình, nhẹ nhàng của quá khứ nhưng cũng thích những công năng, tiện ích của sản phẩm hiện đại.

Vậy thì tại sao lại không thử kết hợp những điều cũ kỹ và hiện đại lại với nhau? Sự hòa trộn giữa hai phong cách này đem đến một làn gió mới cho không gian nhà chung cư đẹp hơn.

Phong cách Vintage hiện đại mang đến một làn gió mới (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage hiện đại mang đến một làn gió mới. (Ảnh sưu tầm)

Trang trí nhà ở theo phong cách Vintage cổ điển

Căn nhà được trang trí theo phong cách nội thất Vintage cổ điển luôn hiện lên với những kỷ niệm của một thời đã xa. Với những món đồ nội thất Vintage trên nền những gam màu đậm chất cổ điển sẽ mở ra một không gian ấm cúng và bình yên. Bên cạnh đó, những vật dụng hiện đại nhưng có vẻ ngoài cổ điển cũng được đưa vào bên trong một cách rất tự nhiên. Từ đó tạo nên sự hài hòa giữa các vật thể trong căn phòng.

Phong cách Vintage cổ điển ấm áp với những món đồ cũ. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage cổ điển ấm áp với những món đồ cũ. (Ảnh sưu tầm)

Thả hồn vào vẻ đẹp của phong cách Vintage trong decor nội thất

Sau đây, Nguyễn Dũng Royal xin giới thiệu đến bạn đọc các mẫu thiết kế chung cư đẹp, các thiết kế nhà phố áp dụng phong cách Vintage nhé!

Căn phòng theo phong cách Vintage được bài trí đầy ấn tượng. (Ảnh sưu tầm)
Căn phòng theo phong cách Vintage được bài trí đầy ấn tượng. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách nội thất Vintage ưa chuộng chất liệu gỗ tự nhiên. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách nội thất Vintage ưa chuộng chất liệu gỗ tự nhiên. (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ theo phong cách Vintage đơn giản, ấm cúng. (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ theo phong cách Vintage đơn giản, ấm cúng. (Ảnh sưu tầm)
Sự pha trộn hài hòa giữa hiện đại và Vintage trong phòng bếp. (Ảnh sưu tầm)
Sự pha trộn hài hòa giữa hiện đại và Vintage trong phòng bếp. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage tái hiện lại những đường nét xưa. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage tái hiện lại những đường nét xưa. (Ảnh sưu tầm)

So sánh phong cách Vintage và Retro

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng phong cách Vintage và Retro là một. Do hai lối thiết kế này có sự tương đồng lớn nên khó có thể phân biệt được. Mặc dù hai đều hướng về nội thất của những thập niên cũ nhưng mỗi phong cách lại có những đặc trưng riêng. So với Retro, phong cách Vintage dường như được áp dụng nhiều hơn trong các mẫu thiết kế nhà phố đẹp.

Xem Thêm  Phong cách Bohemian là gì? Nét phóng khoáng và hoang dại trong thiết kế

Đặc điểm khác biệt giữa phong cách thiết kế nội thất Vintage và Retro

Phong cách nội thất Vintage tập trung vào những đồ cổ đã có tuổi đời lâu năm. Người ta sẽ sử dụng những chất liệu, màu sắc và cách trang trí như những thập niên trước. Bên cạnh đó, họ còn sưu tầm những món đồ thuộc thời kỳ thịnh hành của phong cách này. Nhờ đó mà khi bước vào một căn phòng mang kiến trúc Vintage người ta dễ nhầm tưởng như đang quay về những thập niên trước.

Phong cách nội thất Vintage với gam màu nhẹ nhàng. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách nội thất Vintage với gam màu nhẹ nhàng. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách nội thất Retro lại sử dụng những chất liệu hiện đại để mô phỏng lại kiểu dáng, đường nét xưa cũ mà không cần dùng tới các đồ vật trong quá khứ. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng Retro là cách người ta mượn màu sắc của hoài niệm để hòa trộn với hiện đại. Sự giao thoa hài hòa, đơn giản giữa xưa và nay đã tạo dựng nên một không gian sống độc đáo.

Phong cách nội thất Retro sử dụng nhiều món đồ hiện đại. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách nội thất Retro sử dụng nhiều món đồ hiện đại. (Ảnh sưu tầm)

Sự khác biệt giữa nội thất phong cách Vintage và Retro

Đối với phong cách nội thất Vintage, người ta bắt buộc phải dùng những món đồ cổ đã qua sử dụng. Phong cách Vintage tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ phương Tây và Liên Xô. Điều này thể hiện ở những món đồ phổ biến như máy cassette, đĩa hát và đèn chùm.

Bên cạnh đó, phong cách này cũng hạn chế sử dụng ghế sofa. Bởi vì tuổi đời của sofa thường khá ngắn nên khó mà tìm được những bộ bàn ghế cổ vẫn còn sử dụng được. Do đó, kiểu ghế thông dụng trong phong cách Vintage là ghế gỗ với độ bền cao.

Còn phong cách Retro có phần thoáng hơn trong việc lựa chọn nội thất. Bạn có thể sử dụng các mẫu nội thất hiện đại nhưng vẫn phải đảm bảo được những đường nét và màu sắc xưa. Trên thị trường, có rất nhiều nhà cung cấp các trang thiết bị hiện đại nhưng có kiểu dáng theo phong cách của thế kỷ XIX, XX.

Sự khác biệt về chất liệu giữa phong cách thiết kế nội thất Vintage và Retro

Cả phong cách nội thất Vintage và Retro đều ưa chuộng chất liệu gỗ. Tuy nhiên, Vintage có xu hướng sử dụng các loại gỗ tự nhiên có tuổi đời lâu năm. Điều này giúp cho các món đồ nội thất có độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo mối mọt. Còn Retro thì lại có chất liệu đa dạng hơn, bạn thậm chí có thể dùng cả những loại gỗ công nghiệp hay các chất liệu khác trong không gian sống của mình.

Sự khác biệt về màu sắc giữa phong cách thiết kế nội thất Vintage và Retro

Màu sắc được sử dụng nhiều trong phong cách nội thất Vintage là những gam màu trầm, cũ kỹ. Các màu nhạt như màu trắng, kem, xanh nhạt cũng xuất hiện nhiều trong phong cách này. Chính đặc điểm về màu sắc này đã khiến cho các thiết kế Vintage luôn mang nét buồn, hoài niệm về quá khứ.

Trong khi đó, phong cách Retro không ngại đưa những màu nóng vào trong không gian. Nhờ đó mà những căn phòng khắc họa được cuộc sống của thời kỳ trước với những nét sinh động và chân thực.

Tổng kết về phong cách thiết kế nội thất Vintage

Như vậy, phong cách nội thất Vintage như một cuộn băng chứa đầy hình ảnh về những năm tháng xưa. Việc kết hợp giữa cổ điển và hiện đại đã mang đến một làn gió mới cho thi công biệt thự. Chắc chắn xu hướng thiết kế nhà ở theo phong cách thiết kế Vintage sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *