Phong cách thiết kế Indochine là gì? Bản hòa tấu Đông Tây đầy màu sắc

Phong cách thiết kế Indochine được giới chuyên môn đánh giá cao. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Indochine là sự hòa trộn tinh tế giữa văn hóa truyền thống phương Đông và kiến trúc châu Âu cổ điển. Cùng Nguyễn Dũng Royal tìm hiểu vì sao phong cách Indochine ảnh hưởng đến thiết kế nội thất ở Việt Nam nhé!

Phong cách thiết kế Indochine du nhập vào Việt Nam từ những năm hai mươi của thế kỷ trước. Các kiến trúc sư đã kết hợp hai nền văn hóa trái ngược để tạo nên vẻ đẹp độc đáo trong cách công trình lúc bấy giờ. Những đặc trưng của phong cách Indochine vẫn được ưa chuộng trong thời đại ngày nay.

Phong cách thiết kế Indochine được giới chuyên môn đánh giá cao. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách thiết kế Indochine được giới chuyên môn đánh giá cao. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Indochine

Trong tiếng Pháp, “Indochine” có nghĩa là bán đảo Đông Dương. Ngoài ra nó còn biết đến với tên gọi bán đảo Trung – Ấn vì khu vực này nằm gần Trung Quốc và Ấn Độ. Cụm từ “Indochine” được cấu tạo từ Indo là Ấn và – chine là Trung.

Phong cách thiết kế Indochine là gì?

Phong cách thiết kế Indochine là sự hòa trộn giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Indochine được lấy cảm hứng từ những nguyên liệu cổ kính truyền thống trong kiến trúc Á Đông. Các kiến trúc sư người Pháp đã hòa trộn cùng các đường nét hiện đại, lãng mạn trong phong cách Tân cổ điển. Sự kết hợp hai trường phái trái ngược nhau đã tạo nên một chiều hướng nghệ thuật độc đáo. Chúng không những không gây nên sự tương phản mà còn bổ trợ lẫn nhau nhằm tôn lên vẻ đẹp riêng biệt của Indochine.

Phong cách thiết kế Indochine đã tạo nên trường phái nghệ thuật độc đáo. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách thiết kế Indochine đã tạo nên trường phái nghệ thuật độc đáo. (Ảnh sưu tầm)

Lịch sử hình thành phong cách Đông Dương – Indochine

Phong cách thiết kế Indochine ra đời vào những năm 1893 – 1954 khi mà Pháp bắt đầu tiến quân xâm lược các nước Đông Nam Á. Với tham vọng thực dân hóa Việt Nam, người Pháp đã mang đến đây nhiều nền văn hóa, kiến trúc.

Tuy nhiên, chỉ sau một vài năm lối thiết kế châu Âu đã bộc lộ nhiều hạn chế. Chúng không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Thêm vào đó, những năm 1930 – 1940, sức ảnh hưởng của Pháp tại nước ta đã giảm sút. Chớp lấy cơ hội này để cải thiện hình ảnh của đế quốc trong mắt người dân.

Người Pháp đã dùng Indochine để cải thiện hình ảnh trong mắt nhân dân Việt Nam. (Ảnh sưu tầm)
Người Pháp đã dùng Indochine để cải thiện hình ảnh trong mắt nhân dân Việt Nam. (Ảnh sưu tầm)

Một số kiến trúc sư người Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương Indochine đã thiết kế những công trình theo một trường phái khác biệt so với trước đây. Các công trình này vẫn được xây dựng trên nền tảng của quan niệm kiến trúc hiện đại châu Âu. Tuy nhiên, người ta đã khéo léo kết hợp những đặc trưng của nội thất Á Đông vào trong không gian.

Xem Thêm  Phong thủy Thần Tài + Ông Địa và vị trí đặt giúp làm ăn ngày càng phát lộc

Do đó, những thiết kế Indochine lúc bấy giờ có sự giao thoa giữa những đường nét nội thất Đông Tây. Cụ thể ở đây là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Kiến trúc sư tài hoa Emest Hébrard được biết đến là cha đẻ của phong cách Indochine. Ở Việt Nam, thời kỳ huy hoàng của phong cách thiết kế này là những năm 1920.

Đặc trưng của phong cách Đông Dương Indochine

Trong quá trình đấu tranh xây dựng đất nước, không thể phủ nhận Việt Nam đã tiếp thu không ít giá trị hiện đại từ các nước phát triển. Nhiều công trình kiến trúc ra đời trong giai đoạn này được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ. Phong cách Đông Dương Indochine mang đậm màu sắc của:

  • Bản giao hưởng Đông – Tây
  • Phong cách kiến trúc Trung Quốc
  • Phong cách Ấn Độ
  • Kiến trúc nội thất Việt Nam

Cụ thể như sau:

Bản giao hưởng Đông-Tây tạo nên nét độc đáo của nội thất Đông Dương

Dựa trên những giá trị sẵn có của kiến trúc châu Âu, phong cách thiết kế Đông Dương đã tạo nên bản giao hưởng nội thất Đông – Tây xuất sắc. Vẻ đẹp sang trọng, lãng mạn của Pháp được tái hiện qua những đường chỉ nổi trên cột và tường hay thi công nội thất đèn chùm sang trọng,… Khi gặp gỡ cùng nét truyền thống, mộc mạc của Việt Nam đã mở ra một không gian vừa hiện đại, quý phái vừa thân thuộc, gần gũi.

Bài viết về phong cách thiết kế liên quan: Phong cách thiết kế Châu Âu

Indochine là bản giao hưởng Đông Tây đầy cảm hứng cho các kiến trúc sư. (Ảnh sưu tầm)
Indochine là bản giao hưởng Đông Tây đầy cảm hứng cho các kiến trúc sư. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách kiến trúc Đông Dương mang những đặc trưng của Trung Quốc

Nước ta đã trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc nên chẳng có gì khó hiểu khi văn hóa chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc. Điển hình trong kiến trúc chính là hình ảnh âm dương, những chi tiết chạm khắc tinh xảo. Khi văn hóa Pháp du nhập vào thì những đặc điểm này đó cũng không phai mờ mà lại còn được hòa trộn tinh tế. Nhờ đó làm nổi bật nét thẩm mỹ độc đáo của phong cách Indochine.

Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng lớn tới lối kiến trúc Indochine (Ảnh sưu tầm)
Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng lớn tới lối kiến trúc Indochine (Ảnh sưu tầm)

Phong cách Ấn Độ

Phong cách thiết kế Indochine luôn chứa đựng những nét văn hóa Ấn Độ. Đó có thể là những bức tượng điêu khắc Champa, thiếu nữ Apsara nhảy múa, chi tiết chạm khắc trên cột,…

Phong cách Đông Dương mang nhiều nét đặc trưng của văn hóa Ấn Độ. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Đông Dương mang nhiều nét đặc trưng của văn hóa Ấn Độ. (Ảnh sưu tầm)

Nét truyền thống của Việt Nam

Khi bước chân vào Việt Nam, phong cách thiết kế Indochine đã được biến tấu cho phù hợp với truyền thống của nước ta. Thay vì sử dụng những vật liệu như đá, xi măng,… thì nét văn hóa của người Việt được truyền tải qua gỗ, tre, nứa. Những vật liệu này đã tạo nên đặc sắc của phong cách Indochine tại Việt Nam.

Không khó để bắt gặp những chiếc phản, chõng, bàn ghế được làm nên thật mộc mạc, bình dị trong không gian nội thất Đông Dương. Bên cạnh đó, hình ảnh những bức hoành phi, bình gốm sứ,… cũng được xuất hiện tại những vị trí nổi bật trong căn nhà theo phong cách thiết kế Indochine.

Sự mộc mạc, giản dị của Việt Nam được tái hiện trong phong cách thiết kế Indochine. (Ảnh sưu tầm)
Sự mộc mạc, giản dị của Việt Nam được tái hiện trong phong cách thiết kế Indochine. (Ảnh sưu tầm)

Yếu tố nhận diện phong cách Đông Dương Indochine là gì?

Bạn có thể dựa vào các yếu tố sau để nhận diện phong cách thiết kế Đông Dương Indochine:

  • Màu sắc và bảng màu chủ đạo
  • Chất liệu sử dụng
  • Hoa văn và họa tiết sử dụng
  • Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam
  • Đồ nội thất
Xem Thêm  Kiến trúc Gothic là gì? Cách đưa phong cách huyền bí vào thiết kế nội thất

Cụ thể như sau:

Màu sắc và bảng màu chủ đạo

Trong phong cách thiết kế Indochine, màu vàng được xem là màu sắc chủ đạo. Bởi gam màu này thể hiện sự vương giả, sang trọng và được dùng trong dinh thự của vua chúa thời xưa. Có nhiều công trình nổi tiếng theo phong cách Đông Dương sử dụng màu vàng trong thiết kế. Tiêu biểu phải kể đến Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn Hà Nội,… Đây đều là những công trình mang tính biểu tượng cho kiến trúc Indochine.

Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (Ảnh sưu tầm)
Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (Ảnh sưu tầm)

Bên cạnh đó, các tông màu trắng, trắng kem, vàng cam,… cũng được đưa vào trong cách thiết kế Indochine. Và không thể thiếu những màu sắc đặc trưng của nội thất Đông Dương. Có thể kể đến như màu nâu của gỗ, màu vàng nhạt của tre nứa, màu gạch nung,… Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh gần gũi, thân thuộc.

Chất liệu sử dụng

Phong cách thiết kế Indochine được hình thành nên từ những vật liệu mang đậm chất truyền thống của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam có gỗ, tre, nứa và gạch bông là vật liệu xuyên suốt trong không gian nhà ở. Nhờ vào kết cấu chắc chắn, gỗ được dùng để làm cửa, sàn nhà hay những món đồ nội thất lớn như bàn ghế, tủ.

Bên cạnh đó những món đồ trang trí chạm khắc bằng gỗ cũng được ưa chuộng. Còn đối với tre nứa có khả năng chống mối mọt tốt nên được dùng làm đồ trang trí, bàn ghế phụ. Trong nội thất Đông Dương, người ta sử dụng gạch bông thay vì gạch men thông thường. Nó được ứng dụng để làm lát sàn hoặc ốp tường trang trí. Nhờ đó tính thẩm mỹ của không gian được nâng lên.

Chất liệu truyền thống xuất hiện nhiều trong phong cách Indochine. (Ảnh sưu tầm)
Chất liệu truyền thống xuất hiện nhiều trong phong cách Indochine. (Ảnh sưu tầm)

Hoa văn và họa tiết sử dụng

Các kiến trúc sư đã kết hợp các chi tiết trong kiến trúc Pháp và họa tiết truyền thống bản địa để tạo nên không gian tinh tế, gần gũi. Phong cách thiết kế Đông Dương ưa chuộng những họa tiết hình chữ nhật hay tĩnh vật đơn giản. Những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá cũng được sử dụng trong phong cách này. Các họa tiết hoa văn này đã trở thành biểu tượng của phong cách Indochine, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc này.

Họa tiết sử dụng trong phong cách Indochine mang vẻ đẹp truyền thống. (Ảnh sưu tầm)
Họa tiết sử dụng trong phong cách Indochine mang vẻ đẹp truyền thống. (Ảnh sưu tầm)

Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam

Phong cách kiến trúc Indochine được biến tấu để phù hợp với văn hóa của từng quốc gia. Tại Việt Nam, những bức tượng phật, phù điêu, tượng tròn truyền thống là món đồ trang trí không thể thiếu. Chúng được chạm khắc một cách tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật của người thợ chế tác phải đạt đến trình độ cao. Đảm bảo được nét đẹp sắc sảo của đồ vật nhưng không được quá rườm rà.

Những bức tượng điêu khắc ấn tượng trong không gian Indochine. (Ảnh sưu tầm)
Những bức tượng điêu khắc ấn tượng trong không gian Indochine. (Ảnh sưu tầm)

Đồ nội thất

Đồ nội thất trong phong cách thiết kế Indochine thường mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương. Những chiếc phản, sập gụ hay bình phong là đại diện cho sự tác động của nét đẹp truyền thống lên kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó, sự cách tân trong thiết kế phương Tây cũng được tận dụng tối đa.

Đồ nội thất trong phong cách Đông Dương hiện lên đầy sang trọng. (Ảnh sưu tầm)
Đồ nội thất trong phong cách Đông Dương hiện lên đầy sang trọng. (Ảnh sưu tầm)

Thiết kế không gian nội thất phong cách Indochine tại Việt Nam ngày nay

Ngày nay, phong cách thiết kế Indochine ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ mang vẻ đẹp truyền thống Á Đông mà phong cách Indochine còn được điều chỉnh đề phù hợp với cuộc sống hiện đại. Những món đồ nội thất vẫn mang đậm chất truyền thống nhưng có tính ứng dụng cao hơn trước. Giữ được không gian xưa cũ nhưng cũng không tạo cảm giác nặng nề, bí bách. Phong cách Indochine ngày nay rất được ưa chuộng trong thiết kế biệt thự và thi công nhà phố cũng dần chuyển sang.

Không gian nội thất Indochine hiện đại tại Việt Nam (Ảnh sưu tầm)
Không gian nội thất Indochine hiện đại tại Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Các mẫu ý tưởng thiết kế nhà đẹp phong cách Indochine

Sau đây, Nguyễn Dũng Royal xin giới thiệu đến bạn một số mẫu thiết kế nội thất cao cấp theo phong cách Indochine:

  1. Biệt thự theo phong cách Indochine
  2. Phòng khách phong cách Indochine
  3. Phòng ngủ phong cách Indochine
  4. Phòng bếp phong cách Indochine
  5. Căn hộ phong cách Indochine
  6. Nhà phố, nhà ống phong cách Indochine
Xem Thêm  7 lưu ý để thiết kế nội thất chung cư 70m2 ấn tượng

Chi tiết như sau:

Biệt thự theo phong cách Indochine

Kiến trúc thi công biệt thự theo phong cách Indochine sẽ khiến bạn phải choáng ngợp. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì ban đầu phong cách được sinh ra để dành cho tầng lớp quý tộc. Do vậy, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất cũng toát lên sự sang trọng đến khó tin.

Biệt thự theo phong cách Indochine toát lên sự sang trọng trong từng chi tiết (Ảnh sưu tầm)
Biệt thự theo phong cách Indochine toát lên sự sang trọng trong từng chi tiết (Ảnh sưu tầm)

Phòng khách phong cách Indochine

Phòng khách theo phong cách Indochine hiện lên với vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Sử dụng gam màu vàng, trắng kem khiến cho căn phòng trở nên sang trọng, quý phái. Những đường nét của bức tường gỗ mang màu sắc truyền thống vào trong căn nhà. Tìm hiểu thêm về: Phong cách thiết kế phòng khách.

Phòng khách mang màu sắc truyền thống trong phong cách Indochine. (Ảnh sưu tầm)
Phòng khách mang màu sắc truyền thống trong phong cách Indochine. (Ảnh sưu tầm)

Phòng ngủ phong cách Indochine

Việc khéo léo đưa những đường nét truyền thống của vua chúa vào trong nội thất khiến cho phòng ngủ phong cách Đông Dương thêm phần quý phái. Phòng ngủ theo phong cách Indochine thường được ngăn cách bởi cách vách ngăn gỗ. Nhờ đó đảm bảo được không gian nghỉ ngơi riêng tư nhưng vẫn giữ sự kết nối với các phần khác trong căn nhà. Tìm hiểu thêm về: Phong cách thiết kế phòng ngủ.

Phòng ngủ theo phong cách Indochine riêng tư, ấm cúng (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ theo phong cách Indochine riêng tư, ấm cúng (Ảnh sưu tầm)

Phòng bếp phong cách Indochine

Đặc trưng của phòng bếp phong cách Indochine chính là sàn nhà được lát gạch bông. Bên cạnh đó, các món đồ nội thất được tạo nên từ chất liệu gỗ tự nhiên mà giữ nguyên màu sắc đó. Điều này mang đến một không gian bếp mộc mạc, thân thuộc. Ngoài ra các vật dụng hiện đại cũng được đưa vào sử dụng để giúp nhà bếp đầy đủ tiện nghi. Tìm hiểu thêm: Phong cách thiết kế phòng bếp.

Phòng bếp Indochine thường được lát gạch bông độc đáo. (Ảnh sưu tầm)
Phòng bếp Indochine thường được lát gạch bông độc đáo. (Ảnh sưu tầm)

Căn hộ phong cách Indochine

Phong cách Đông Dương được nhiều người ưa chuộng trong thiết kế nội thất căn hộ. Đó là những không gian sống với sự tổng hòa của vẻ đẹp Á Đông và kiến trúc châu Âu hiện đại. Vừa mang đến sự gần gũi, thân thuộc vừa sang trọng, quý phái là những gì chúng ta có thể cảm nhận được khi bước vào một căn hộ theo phong cách Indochine.

Căn hộ theo phong cách Đông Dương vừa gần gũi vừa tiện nghi. (Ảnh sưu tầm)
Căn hộ theo phong cách Đông Dương vừa gần gũi vừa tiện nghi. (Ảnh sưu tầm)

Nhà phố, nhà ống phong cách Indochine

Khi ứng dụng phong cách Indochine vào trong thiết kế nhà phố, nhà ống đòi hỏi phải người kiến trúc sư phải phối hợp các chi tiết một cách hài hòa. Làm sao để đảm bảo được tính thẩm mỹ vốn có của phong cách Đông Dương nhưng vẫn phải đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt. Do đó, việc lựa chọn những món đồ nội thất truyền thống nhưng có công năng phù hợp vô cùng quan trọng.

Nhà phố theo phong cách Indochine với đầy đủ công năng. (Ảnh sưu tầm)
Nhà phố theo phong cách Indochine với đầy đủ công năng. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Indochine vẫn luôn được xem là một tượng đài của ngành kiến trúc. Các công trình ứng dụng lối thiết kế đặc sắc này mang giá trị cao về cả tính thẩm mỹ lẫn kết cấu. Đó là lý do giúp phong cách Indochine trường tồn mãi theo thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *