Trong thiết kế nội thất, gỗ nu là một trong các loại gỗ tự nhiên rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi nó có đặc tính lâu bền hơn nhiều loại gỗ khác. Vậy gỗ nu là gì? Gỗ nu có đặc điểm cấu tạo, ưu và nhược điểm như thế nào? Ứng dụng của gỗ nu trong đời sống của con người? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
Gỗ nu là gỗ gì?
Gỗ nu là gì hẳn là thắc mắc chung của nhiều người. Khác với các loại gỗ thông thường khác, gỗ nu thực chất chỉ là một loại bướu gỗ, mắt gỗ được hình thành trên những loại cây có tuổi thọ lâu năm. Những dị tật hoặc vết thương trên thân cây được tích tụ dần, tạo thành các loại bướu cây, hay còn gọi là gỗ nu.
Gỗ nu có giá trị kinh tế rất cao. Nó chỉ mọc trên những loại cây gỗ như hương, sưa, gõ đỏ, hoàng đàn… Cách đặt tên gọi cụ thể của từng loại gỗ nu sẽ dựa vào tên của loại cây mà nó mọc.
Đặc điểm cấu tạo của gỗ nu
Gỗ nu có một số đặc điểm cấu tạo nổi bật như sau:
- Bề mặt gỗ nu thường có những tông màu như: màu mạch nha, màu vàng chanh, màu hổ phách, mật ong – vàng cẩm
- Có những đường vân gỗ xoăn tự nhiên, giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm được làm từ gỗ nu
- Các thớ gỗ rắn chắc, lâu bền hơn nhiều loại gỗ tự nhiên khác
- Khi gỗ tươi thì tương đối dai, khi gỗ khô thì có độ cứng cao
- Mùi thơm tự nhiên, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái
Các loại gỗ nu
Các loại gỗ nu trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, tùy theo các bướu gỗ, mắt gỗ được hình thành trên thân cây lâu năm. Trong số đó, những loại gỗ nu thường gặp nhất có thể kể đến như:
- Nu hương
- Nu nghiến
- Nu xá xị
- Nu cẩm
- Nu mun
- Nu gõ đỏ
- Nu gụ
- Nu dổi
- Nu kháo
- Nu ngọc am
- Nu sưa
- Nu trắc
- …
Nu nghiến và nu hương là hai loại gỗ nu được sử dụng phổ biến nhất. Còn xét về mặt kinh tế, gỗ nu sưa có giá trị cao nhất. Đây cũng là loại gỗ rất quý hiếm và được nhiều người săn đón.
Ưu nhược điểm của gỗ nu
Những ưu điểm nổi bật của gỗ nu là:
- Màu sắc đa dạng và bắt mắt
- Các đường vân gỗ tự nhiên, mảnh và xoắn theo mắt gỗ
- Có giá trị thẩm mỹ cao
- Độ cứng và độ bền cao, thớ gỗ rắn chắc
- Tuổi thọ sử dụng lâu dài
- Không bị ẩm mốc, mối mọt, mục nát trong quá trình sử dụng
- Có thể chế tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
Tuy nhiên, gỗ nu cũng có một nhược điểm là giá thành cao hơn nhiều so với các loại gỗ khác trên thị trường. Bên cạnh đó, gỗ nu sưa và nu trắc cũng rất quý hiếm. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mua gỗ nu về sử dụng.
So sánh gỗ hương và gỗ nu
Giữa gỗ nu và gỗ hương (hay gỗ giáng hương) đều có những điểm chung là:
- Kết cấu bền vững, rắn chắc, rất cứng và nặng
- Có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt rất tốt
- Có những đường vân gỗ bắt mắt
- Ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực của đời sống
- Đều tỏa ra hương thơm dễ chịu, tự nhiên
- Quý hiếm và có giá thành đắt đỏ
Tuy nhiên, ở hai loại gỗ này vẫn có một số điểm khác biệt như:
- Bên trong gỗ hương có chứa rất nhiều tinh dầu, còn gỗ nu thì không có
- Không giống như gỗ hương, gỗ nu được hình thành từ các vết thương của cây, do tác nhân tự nhiên gây ra. Bên cạnh đó, gỗ nu được phân loại dựa vào cây gỗ chủ, nên nó cũng đa dạng và phong phú hơn gỗ hương
Gỗ nu thuộc nhóm mấy?
Cách phân nhóm của gỗ nu khá đa dạng. Tùy theo cây gỗ chủ, mức độ quý hiếm, chất lượng và độ bền của gỗ,… mà mỗi loại gỗ nu được xếp vào những nhóm khác nhau. Ví dụ: Gỗ nu nghiến thuộc nhóm IIA trong bảng phân loại các nhóm gỗ được khai thác và sử dụng tại Việt Nam, vì đây là loại gỗ rất hiếm và có giá thành đắt đỏ bậc nhất hiện nay.
Gỗ nu có tốt không? Có bền không?
Không thể phủ nhận rằng, gỗ nu là một trong những loại gỗ có giá trị cao về mặt thẩm mỹ và kinh tế. Các sản phẩm được gia công từ gỗ nu đều có độ cứng và độ bền rất tốt, cùng với đó là tuổi thọ sử dụng lâu dài. Ngoài ra, gỗ nu còn có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc và không bị mục nát trong quá trình thi công, sử dụng.
Đối với những ai yêu thích các thiết kế nội thất sang trọng và hiện đại thì có thể chọn mua gỗ nu, sao cho phù hợp với điều kiện tài chính cá nhân và tổng thể nội thất của cả ngôi nhà.
Ứng dụng của gỗ nu trong đời sống
Gỗ nu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh của đời sống. Các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ, kệ,… được làm từ gỗ nu không chỉ đem lại một không gian sống sang trọng, đẳng cấp mà còn có độ bền theo thời gian. Gỗ nu cũng được chế tác thành các món đồ thủ công mĩ nghệ nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
Những phần gỗ nu có kích thước nhỏ, hay có hình dáng kỳ lạ thì được chế tác thành tượng gỗ, lục bình, những đồ vật mang ý nghĩa về mặt phong thủy (như tượng phật di lặc, tế công,…), đồ trang trí (đĩa, khay trà, đồng hồ)… Ngoài ra, vòng tay, tràng hạt được làm từ gỗ nu cũng rất được nhiều người lựa chọn và sử dụng.
Gỗ nu có đắt không? Giá gỗ nu bao nhiêu?
Trong các loại gỗ tự nhiên, gỗ nu được xếp vào những loại gỗ đắt đỏ bậc nhất. Điều này bắt nguồn từ chất lượng và tuổi thọ của gỗ, màu sắc, vân gỗ bắt mắt và có hương thơm tự nhiên, dễ chịu.
Tùy theo từng loại gỗ nu cụ thể mà giá thành của gỗ nu trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng. Giá tiền của gỗ nu được quy đổi theo từng kg. Trong đó, gỗ nu nghiến có mức giá rẻ nhất, dao động từ 1,5 – 2 triệu/kg. Gỗ nu đắt đỏ nhất là nu sưa, với giá thành khoảng từ 24 – 25 triệu/kg, có loại còn lên đến đến hàng trăm triệu/kg.
Cách nhận biết gỗ nu
Gỗ nu là loại gỗ có độ bền và tuổi thọ lâu dài, chính vì vậy nó rất được nhiều người ưa chuộng. Một số cơ sở vì chạy theo lợi nhuận cao mà cung cấp cho khách hàng những vật liệu kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Chính vì vậy, khi chọn mua gỗ nu, bạn cần phải phân biệt được đâu là gỗ nu tự nhiên và các loại gỗ thương.
Có 3 cách để nhận biết gỗ nu:
- Cách 1: Đối chiếu các đường vân trên và vân dưới của đoạn gỗ đó, xem có giống nhau hay không. Nếu ở trên là nu, bên dưới cũng là nu, hoặc ở trên là nu còn bên dưới là vân gỗ xoắn, thì đây chính là chất gỗ nu thật. Mặt khác, nếu bên trên là nu còn bên dưới là vân gỗ thẳng thì chắc chắn đây không phải gỗ nu.
- Cách 2: Gỗ nu thường có vân nhỏ, mảnh và xoắn theo mắt gỗ. Đặc điểm thường thấy là mỗi vân gỗ mảnh của mỗi mắt đều hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể dựa vào những điểm này để nhận biết đâu là gỗ nu thật.
- Cách 3: Gỗ nu thường có bề mặt rất cứng, đặc thù của loại gỗ này là tích trữ và dồn nén năng lượng để nuôi dưỡng thân cây. Bạn có thể dùng móng tay bấm lên mặt gỗ, nếu cảm thấy cứng, cong móng tay thì đó là gỗ nu thật.
Trên đây là một số đặc điểm, phân loại, cách nhận biết cũng như ứng dụng của gỗ nu trong đời sống hằng ngày. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích.