Cửa bức bàn là gì? Mọi thứ bạn cần biết

Mẫu cửa bức bàn có sử dụng bản lề

Cửa bức bàn là một cấu kiện không thể thiếu trong kết cấu nhà gỗ, không chỉ có tác dụng che chắn mà còn được coi là bộ mặt của ngôi nhà. Tại bài viết dưới đây, Nguyễn Dũng Royal cùng bạn đi tìm kiểu chi tiết cửa bức bàn là gì? Ý nghĩa của cửa bức bàn trong tổng thể căn nhà cổ truyền, cũng như nhiều điều thú vị khác, mời bạn theo dõi.

Cửa bức bàn là gì?

Cửa bức bàn hay còn gọi là cửa bích bàn là chi tiết cấu kiện nằm giữa hai cột của một gian nhà, ngăn cách các khoảng không gian sinh hoạt bên trong và bên ngoài của ngôi nhà.

Trên mỗi bộ cửa thường có nhiều cánh, số cánh cửa thường là số chẵn : 2, 4, 6 tùy thuộc theo diện tích không gian nhà gỗ. Trong đó, bộ cửa bức bàn 04 cánh là phổ biến nhất, 4 cánh này được ghép lại với nhau bằng cối quay, dễ dàng tháo rời.

Cua Buc Ban La Gi
Cửa bức bàn được làm hoàn toàn từ gỗ, rất chắc chắn, không dễ bị xô lệch, dễ dàng lắp đặt và tháo rời tiện dụng.

Mỗi cánh cửa theo chiều cao thường được chia thành 5 khoảng, bao gồm:

  • 03 khoảng nhỏ là lá cổ ở trên – giữa – dưới cùng của cánh cửa
  • 02 lá pano có chiều cao lớn hơn. Trên các là pano thường có chạm khắc hoa văn hoặc là để trơn. 
  • Pano là hai miếng gỗ lớn nằm ở giữa được chạm khắc hoa văn hoặc để trơn. Lá cổ chính là 3 miếng gỗ nằm xen kẽ với pano.
Xem Thêm  Kích thước tay vịn cầu thang gỗ theo tiêu chuẩn năm 2021

Cấu tạo cửa bức bàn

  • Cánh cửa bức bàn : có 2 loại, mỗi loại sẽ phù hợp với những kiểu nhà riêng. Trong đó loại cửa ghép sẽ được dùng trong nhà ở, còn cửa thượng song hạ bản thì thường được sử dụng ở các đình chùa hoặc nhà thờ họ.
  • Cối cửa bức bàn : đây là loại cửa nhà gỗ cổ nên không hề sử dụng bản lề như các  loại cửa hiện đại ngày nay. Mà cửa bức bàn sẽ sử dụng cối quay có thể tháo rời rất thuận tiện cho việc di chuyển, thêm 1 ưu điểm nữa là cửa cũng không bị xệ cánh hay bị xô lệch.
  • Khóa cửa bức bàn : khóa cửa bức bàn trước đây được thiết kế theo dạng then cài và có thanh chốt. Tuy nhiên hiện nay thì các loại cửa bức bàn hiện đại đã được thay thế bằng khóa kim loại nhằm đảm bảo tính an toàn cho ngôi nhà cũng như gia chủ.

Ý nghĩa cửa bức bàn

Cửa bức bàn được hình thành với tác dụng đơn thuần là để che chắn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nhà gỗ cổ truyền Việt Nam, cửa bức bàn dần được cải tiến và mang tính thẩm mỹ cao, cũng như mang trong mình nhiều ý nghĩa văn hóa rất sâu sắc. 

Ý nghĩa cửa bức bàn
Ý nghĩa cửa bức bàn

Cửa bức bàn được thiết kế có bậc cấp phân biệt trong nhà với ngoài nhà. Bậc cấp được thiết kế với một độ cao vừa phải, để người ngoài khi vào trong nhà phải cúi đầu để ý tránh vấp ngã, qua đó thể hiện sự tôn kính của người khách với chủ nhà và gia tiên trong nhà.

Hoa văn cửa bức bàn

Hoa văn được chạm khắc trên cửa bức bàn thể hiện tính cách và quan điểm cũng như vị thế của gia chủ. Có những mẫu được người thợ chạm khắc có tay nghề cao thực hiện rất cầu kỳ, tinh xảo; đôi khi có những gia chủ lại không thích chạm khắc hoa văn trên của mà lại để chơn hoặc chạm nhẹ, thể hiện phong cách sống giản dị, mộc mạc.

Xem Thêm  Hướng dẫn kê giường ngủ cho người mệnh Thổ gặp nhiều may mắn!

Phân loại cửa bức bàn

Cửa bức bàn có hai loại là:

Cửa bức bàn ghép

Là cửa được ghép lại từ các phần gỗ khác nhau là lá cổ và pano.

Cửa bức bàn ghép
Cửa bức bàn ghép

Cửa bức bàn thượng song hạ bản

Kiểu cửa đi trong ngôi nhà truyền thống của người Việt. Cánh cửa có khung bằng gỗ thanh, phần dưới được thưng ván đặc và phần trên được lắm chắn song. Loại cửa này thường được sử dụng tại các cửa đình, đền, chùa Việt.

Kích thước cửa bức bàn

Thông thường 1 bộ cửa bức bàn sẽ có chiều cao bằng cột con, và chiều rộng bằng bước gian của nhà gỗ kẻ truyền . Diện tích cách khớp với gian nhà từ chiều cao đến chiều rộng.

Cách chọn cửa bức bàn

Để lựa chọn được bộ bức bàn phù hợp và đẹp mắt cho ngôi nhà gỗ 3 gian và nhà gỗ 5 gian của mình, bạn có thể tham khảo theo các tiêu chí dưới đây:

  • Chất lượng gỗ làm cửa: Nên lựa chọn chất liệu gỗ tốt, cứng, có khả năng chống được mối mọc, ít bị cong vênh và chịu được nhiệt độ của thời tiết, điển hình như gỗ lim.
  • Nên lựa chọn hoa văn được điêu khắc thủ công thay cho máy CNC. Những đường nét chạm khắc trên cánh cửa được thực hiện bởi những nghệ nhân có tay nghề cao sẽ toát lên được cái hồn cốt của bức họa. Trong khi đó hoa văn được tạo bằng CNC thoạt nhìn đã thấy kém tinh xảo hơn. 
Xem Thêm  Ý tưởng thiết kế nội thất phòng khách theo kiểu nhà hot nhất hiện nay

Cách lắp cửa bức bàn

Cửa bức bàn sẽ là bộ phận lắp dựng sau cùng của nhà gỗ cổ truyền, sau khi công trình đã gần hoàn thiện. Cách lắp cửa bức bàn như sau :

  1. Lắp cối quay : người thợ lắp dựng sẽ khoan đục xà trên và ngưỡng cửa bên dưới để tạo các cối quay. Điều này cũng làm tương tự với cánh cửa và trực tiếp ghép nối với nhau.
  2. Lắp cửa : hai cánh cửa ở giữa một gian sẽ được lắp dựng trước, tiếp đến là hai cánh bên cạnh. Cứ thế lắp dựng tiếp các gian tiếp theo.
  3. Kiểm tra : các cánh cửa sau khi được lắp phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, chức năng đóng mở hoạt động tốt đúng cách.

Mẫu cửa bức bàn đẹp

Mẫu cửa bức bàn hiện đại

Mau Cua Buc Ban Hien Dai 01
Mẫu cửa bức bàn hiện đại 01
Mẫu cửa bức bàn hiện đại 02
Mẫu cửa bức bàn hiện đại 02

Mẫu cửa bức bàn truyền thống

Mẫu cửa bức bàn truyền thống 02
Mẫu cửa bức bàn truyền thống 02

Mẫu cửa bức bàn nhà thờ họ

Mau Cua Buc Ban Nha Tho Ho 01
Mẫu cửa bức bàn nhà thờ họ 01

Mẫu khóa cửa bức bàn và bản lề

Với cách thiết kế cũ, cửa bức bàn không đảm bảo sự an toàn cho ngôi nhà khi chủ nhân đi vắng. Sự xuất hiện của khóa dành riêng cho cửa bức bàn sẽ giúp gia chủ giải quyết triệt để lo lắng đó.

Mau Khoa Cua Buc Ban
Mẫu khóa cửa bức bàn

Ngoài ra với gia chủ yêu thích cách sử dụng bản lề mở cửa, có thể tham khảo mẫu bản lề cửa bức bàn sử dụng cho ngôi nhà cổ truyền của mình.

Mẫu cửa bức bàn có sử dụng bản lề
Mẫu cửa bức bàn có sử dụng bản lề

Báo giá cửa bức bàn

Nguyễn Dũng Royal là đơn vị chuyên thiết kế và thi công nhà gỗ kẻ truyền, nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường, đình chùa,…
Thừa hưởng những tinh hoa làm nghề gỗ của làng nghề Hương Ngải. Các công trình nhà gỗ cổ truyền được thực hiện bởi Nguyễn Dũng Royal luôn được xây dựng đảm bảo về chất lượng và hình thức thẩm mỹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *