Gỗ bạch dương là gì? Gỗ bạch dương có tốt không? Phân loại và nhóm gỗ bạch dương

Địa chỉ cung cấp gỗ chất lượng uy tín

Nhắc đến những loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay, ta không thể bỏ qua gỗ bạch dương. Loại gỗ được khai thác từ cây bạch dương có rất nhiều công dụng khác nhau trong đời sống của con người. Vậy gỗ bạch dương là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Cách chọn mua loại gỗ đảm bảo chất lượng? Hãy cùng Nguyễn Dũng Royal tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Gỗ bạch dương là gì?

Cây bạch dương được xem là biểu tượng của nước Nga. Loại gỗ được khai thác từ cây bạch dương còn được gọi là gỗ Poplar, hay Populus Deltoids (tên gọi khoa học). Gỗ bạch dương phân bổ chủ yếu tại Hoa Kỳ và một số nước châu Âu khác.

Đặc trưng của cây gỗ này là không ưa nước. Do đó, người ta thường trồng cây bạch dương tại những sườn núi dốc, hoặc những nơi khả năng thoát nước tốt. Một cây gỗ trưởng thành có thể đạt chiều cao khoảng 49m với đường kính 2,4m.

Gỗ bạch dương là gì
Gỗ bạch dương còn được gọi là gỗ Poplar, phân bổ chủ yếu tại Hoa Kỳ và một số nước châu Âu

Đặc điểm cấu tạo của gỗ bạch dương

Xét về đặc điểm cấu tạo của gỗ bạch dương, ta có thể lưu ý một số điều sau đây:

  • Về màu sắc, đa số các loại gỗ bạch dương đều có màu kem nhạt, điểm thêm một chút màu nâu vàng
  • Trên bề mặt gỗ có những vệt xuyên màu xám hoặc màu xanh lá
  • Bề mặt gỗ nổi những đường vân gỗ đẹp mắt và khá đồng đều
  • Theo thời gian, các đường vân gỗ sẽ dần có màu nâu sẫm
  • Phần dát gỗ có màu sắc tươi sáng, thường là màu kem nhạt
Xem Thêm  Gỗ xoan mộc là gì? Mọi thứ bạn cần biết
Đặc điểm cấu tạo của gỗ bạch dương
Trên bề mặt gỗ bạch dương có những vệt xuyên màu xám hoặc màu xanh lá

Ưu nhược điểm của gỗ bạch dương

Mỗi loại gỗ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nắm rõ những lợi ích và hạn chế mà từng loại gỗ mang lại, bạn có thể ứng dụng vào trong đời sống, cũng như trong lĩnh vực thi công nội thất.

Sau đây là những ưu và nhược điểm của gỗ bạch dương:

Về ưu điểm:

  • Tỉ trọng gỗ khá nhẹ, sau khi sấy khô thì gỗ bạch dương chỉ có trọng lượng khoảng 460 kg/m3
  • Dễ dàng và thuận tiện trong quá trình di chuyển, thi công và sử dụng
  • Dễ uốn cong bằng hơi nước
  • Có mùi hương tự nhiên
  • Dát gỗ và tâm gỗ có màu sắc đẹp. Các đường vân gỗ thẳng, mặt gỗ tuy khá thô nhưng vẫn có màu sắc đồng đều
  • Có khả năng chịu máy tốt, độ bám dính cao
  • Không bị cong vênh hay nứt nẻ
  • Gỗ khô nhanh và ít bị biến dạng khi sấy
  • Khả năng bám sơn và màu nước rất tốt

Về nhược điểm: 

  • Vì gỗ bạch dương có trọng lượng nhẹ nên khả năng chịu xoắn, chịu nén và kháng va đập không cao
  • Phần tâm gỗ khá mềm, dẫn đến loại gỗ này dễ bị sâu mọt tất công, khả năng chống mối mọt kém
Ưu nhược điểm của gỗ bạch dương
Gỗ bạch dương có màu sắc bắt mắt nhưng có độ kháng va đập không cao

Các loại gỗ bạch dương

Dựa vào chất lượng gỗ, ta có thể phân loại gỗ bạch dương thành 3 loại chính, bao gồm:

  • Gỗ bạch dương loại 1C
  • Gỗ bạch dương loại 2C
  • Gỗ bạch dương loại 3C
Các loại gỗ bạch dương
Gỗ bạch dương được phân thành 3 loại chính

Tác dụng của gỗ bạch dương

Tác dụng của gỗ bạch dương trong đời sống khá đa dạng. Với màu sắc bắt mắt, kích thước đa dạng và mang lại tính thẩm mỹ cao, gỗ bạch dương rất được ưa chuộng trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất bằng gỗ. Bên cạnh đó, người ta còn gia công loại gỗ này để làm các vật dụng trang trí, đồ dùng trong nhà bếp,…

Tuy vậy, bạn chỉ nên sử dụng gỗ bạch dương để gia công thành những sản phẩm ít chịu lực, ít bị va đập, vì loại gỗ này tương đối mềm và nhẹ.

Xem Thêm  Gỗ Lũa Là Gì? Phân Loại, Ứng Dụng Gỗ Lũa Trong Nội Thất, Bonsai, Thuỷ Sinh
Tác dụng của gỗ bạch dương
Tác dụng của gỗ bạch dương rất đa dạng, thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế nội thất

Gỗ bạch dương thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết gỗ bạch dương

Vì gỗ bạch dương có đặc trưng là khá mềm, trọng lượng nhẹ nên nó được xếp vào nhóm VI trong danh sách phân loại gỗ được khai thác và sử dụng ở Việt Nam.

Cách đơn giản nhất để bạn có thể nhận biết loại gỗ này đó là dựa vào màu sắc và các đường vân trên bề mặt gỗ. Thông thường, gỗ bạch dương sẽ có màu kem nhạt, điểm thêm một chút nâu vàng. Bề mặt gỗ khá thô nhưng vẫn có màu sắc đồng đều. Dát gỗ có màu kem nhạt. Các đường vân gỗ nổi rõ trên bề mặt và có màu nâu sẫm.

Gỗ bạch dương thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết gỗ bạch dương
Gỗ bạch dương thuộc nhóm VI trong danh sách phân loại gỗ được khai thác và sử dụng

Gỗ bạch dương có tốt không? Có bền không?

Gỗ bạch dương sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội so với các loại gỗ trên thị trường hiện nay. Đây là loại gỗ có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Do đó, các thiết kế nội thất làm từ loại gỗ này rất được ưa chuộng và ngày càng được sử dụng phổ biến. Điều đó cho thấy gỗ bạch dương có độ bền khá tốt.

Tuy nhiên, để kéo dài tuổi thọ của gỗ, bạn cũng cần cẩn thận trong quá trình bảo quản các sản phẩm gỗ, tránh để gỗ bị ẩm mốc, mối mọt tấn công, đồng thời tránh để cho sản phẩm bị va đập mạnh.

Gỗ bạch dương có tốt không? Có bền không?
Gỗ bạch dương có thể bị mối mọt tấn công

Ứng dụng của gỗ bạch dương

Như đã trình bày ở trên, gỗ bạch dương có rất nhiều ưu điểm nổi trội, không thua kém các loại gỗ tự nhiên khác trên thị trường. Chính vì vậy, nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ bạch dương có thể kể đến như: Giường ngủ, bàn, ghế, sofa gỗ, tủ, kệ bếp,…

Xem Thêm  Gỗ gụ lau là gỗ gì? Mọi thứ bạn cần biết về gỗ gụ lau

>>>Xem chi tiết: 100+ Mẫu giường gỗ tự nhiên và công nghiệp đẹp, hiện đại, đơn giản, ấn tượng nhất năm 2023

Bên cạnh đó, gỗ bạch dương còn được dùng để làm khung rèm cửa, cửa gỗ, lót sàn gỗ, hay đồ chơi cao cấp, khung trang trí, một số dụng cụ nhà bếp,… Sử dụng các sản phẩm, thiết kế được làm từ gỗ bạch dương có thể tạo được điểm nhấn cho không gian sống, làm cho ngôi nhà của bạn trở nên hiện đại và sang trọng hơn.

Sau đây là một số ứng dụng của gỗ bạch dương trong đời sống mà bạn có thể tham khảo:

Ứng dụng của gỗ bạch dương
Giường ngủ được làm từ gỗ bạch dương
Ứng dụng của gỗ bạch dương
Bàn ghế gỗ bạch dương
Ứng dụng của gỗ bạch dương
Nội thất nhà bếp sang trọng, hiện đại được làm từ gỗ bạch dương
Ứng dụng của gỗ bạch dương
Sàn gỗ bạch dương
Ứng dụng của gỗ bạch dương
Ứng dụng gỗ bạch dương để làm khung rèm cửa
Ứng dụng của gỗ bạch dương
Sử dụng gỗ bạch dương để làm cửa chính

Gỗ bạch dương có đắt không? Có nên mua gỗ bạch dương không?

Giá cả của gỗ bạch dương có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như: Tuổi thọ cây bạch dương, chất lượng gỗ xẻ sấy, địa chỉ gia công, công dụng của từng chủng loại,… Tuy nhiên, nhìn chung thì loại gỗ này vẫn có mức giá rẻ hơn so với nhiều loại gỗ tự nhiên khác, và có thể được xếp vào nhóm có giá cả thấp nhất trong các loại gỗ nhập khẩu.

Nếu bạn đang cần tìm mua loại gỗ chất lượng, có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao nhưng không quá đắt đỏ, thì bạn có thể cân nhắc chọn mua gỗ bạch dương. Đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho những ai có nhu cầu thi công, thiết kế nội thất cho không gian sống của mình với mức giá phải chăng.

Có nên mua gỗ bạch dương không?
Gỗ bạch dương có mức giá rẻ hơn các loại gỗ nhập khẩu khác

Cách chọn mua gỗ bạch dương tốt chất lượng

Để chọn mua gỗ bạch dương đảm bảo chất lượng, bạn có thể dựa vào những cách dưới đây:

  • Quan sát kỹ bề mặt gỗ, vân gỗ, xem có màu sắc khác lạ hay không
  • Dùng tay để kiểm tra độ mềm của gỗ, xem thử gỗ có bị thấm nước nhiều hay không
  • Khi đóng đinh trên bề mặt gỗ, bạn hãy quan sát gỗ có dễ bị nứt nẻ hay không
  • Kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ của gỗ
  • Không chọn mua những loại gỗ có giá thành quá rẻ, vì đây có thể là sản phẩm kém chất lượng
  • Tìm hiểu kỹ về địa chỉ cung cấp, gia công và sản xuất gỗ
  • Nên có sự đối chiếu về chất lượng, mẫu mã, giá thành của gỗ… ở nhiều cơ sở khác nhau để có sự lựa chọn phù hợp
Cách chọn mua gỗ bạch dương tốt chất lượng
Cách dễ nhất để chọn mua gỗ bạch dương chất lượng là dựa vào bề mặt gỗ

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về các đặc điểm, công dụng cũng như cách chọn mua loại gỗ bạch dương đảm bảo độ bền và chất lượng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Bạn có thể tham khảo những thông tin nêu trên để chọn mua loại gỗ chất lượng và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *