Gỗ gụ là gì? Giá bao nhiêu? Tìm hiểu từ A đến Z về gỗ gụ

Gỗ gụ sau khi mới khai thác sẽ có màu vàng. (Ảnh sưu tầm)

Cùng Nguyễn Dũng Royal tìm hiểu về gỗ gụ là gì và giá thành của loại gỗ này. Những thông tin chi tiết sẽ giúp bạn có được lời khuyên hữu ích khi lựa chọn nội thất gỗ gụ, xứng đáng với chi phí bỏ ra. Nếu bạn đang có ý định mua các món đồ nội thất từ gỗ gụ hay thiết kế nội thất gỗ, Nguyễn Dũng Royal sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích. Cùng tìm hiểu về gỗ gụ là gì? Đánh giá ưu, nhược điểm của gỗ gụ trong chế tác đồ nội thất? Cách nhận biết gỗ gụ tự nhiên đúng chuẩn?…

Gỗ gụ là loại vật liệu truyền thống nhưng luôn có sức hút nhất định là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ trong thiết kế nội thất. Những món đồ từ gỗ gụ xuất hiện trong không gian giúp thể hiện tinh thần của nhiều phong cách thiết kế: từ cổ điển đến hiện đại, từ Scandinavian đến phong cách tối giản.

Những món đồ từ gỗ gụ vẫn được nhiều người lựa chọn trong thiết kế nội thất nhà ở. (Ảnh sưu tầm)
Những món đồ từ gỗ gụ vẫn được nhiều người lựa chọn trong thiết kế nội thất nhà ở. (Ảnh sưu tầm)

Tổng quan về gỗ gụ

Cùng theo dõi nội dung dưới đây để nắm được thông tin tổng quan về gỗ gụ là gì, ưu, nhược điểm của gỗ gụ trong thi công nội thất cũng như cách nhận biết gỗ gụ tự nhiên…

Tìm hiểu thêm về nội thất: Gỗ tự nhiên

Gỗ gụ là gì?

Gỗ gụ là chất liệu gỗ được khai thác từ cây gụ – loại thực vật thân gỗ lớn, thuộc họ đậu. Ở Việt Nam, cây gụ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như gụ lau, gụ hương, gỗ hương, gõ dầu,…

Gỗ gụ được giới sành chơi đồ gỗ nhận xét là một trong những chất liệu gỗ tốt nhất ở Việt Nam. Cũng bởi vậy, loại vật liệu này được nhiều người săn lùng, tìm kiếm để chế tác các món đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp.

Gỗ gụ là một trong những chất liệu gỗ tốt nhất ở Việt Nam. (Ảnh sưu tầm)
Gỗ gụ là một trong những chất liệu gỗ tốt nhất ở Việt Nam. (Ảnh sưu tầm)

Gỗ gụ thuộc nhóm mấy?

Gỗ gụ là loại gỗ quý ở Việt Nam. Trong bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng của bộ lâm nghiệp, gỗ gụ được xếp vào nhóm 1.

Vị trí cùng nhóm với nhiều loại gỗ được đánh giá cao trong thiết kế thi công nội thất như gỗ mun, trầm hương, cẩm lai, gỗ sưa,… Với mức độ quý hiếm của mình, gỗ gụ cũng có tên trong sách Đỏ Việt Nam.

Sự phân bố của gỗ gụ

Cây gỗ gụ sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều. Tại Việt Nam, cây gỗ gụ phân bố chủ yếu ở các vùng rừng mưa nhiệt đới thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Huế,… Ngoài ra, gỗ gụ cũng có mặt ở đất Campuchia – những vùng có đặc điểm khí hậu thích hợp với điều kiện sống của cây.

Đặc điểm hình thái cây gỗ gụ

  • Cây gụ là loài cây gỗ lớn. Cây trưởng thành sẽ có độ cao từ 20 đến 30m. Đường kính thân gỗ trung bình khoảng 0,6 đến 0,8m. Cá biệt có những cây phát triển đường kính có thể lên đến hơn 1m.
  • Về lá cây, bạn có thể nhận biết cây gỗ gụ thông qua đặc điểm: lá kép lông chim một lần, chẵn; lá chét từ 4 đến 5 đôi có hình bầu dục, dài khoảng 6 đến 12 cm. Còn về lá bắc có hình tam giác, dài 5 đến 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung.
  • Cây gỗ gụ có hoa, xuất hiện thành từng cụm hình chùy dài từ 10 đến 15cm. Bao quanh là lớp lông nhung ngả màu vàng hung. Hoa gụ có từ 1 tới 3 cánh, mỗi cánh dài khoảng 8mm. Thông thường cây gụ sẽ ra hoa vào tầm tháng 3 – tháng 5, mùa quả chín rơi vào tầm từ tháng 7 đến tháng 9.
  • Quả cây gỗ gụ có hình bầu dục rộng hoặc gần tròn. Kích thước quả phổ biến với chiều dài khoảng 7cm, đường kính gần 4cm, mỏ thẳng, không phủ gai. Mỗi quả thường có 1 hạt, cá biệt một số trường hợp có đến 2 – 3 hạt. Khi quả rụng, một lứa cây gụ mới lại được sinh sôi từ hạt.
Gỗ gụ là loại thân gỗ lớn, độ cao từ 20 đến 30m, đường kính trung bình khoảng 0,6 đến 0,8m. (Ảnh sưu tầm)
Gỗ gụ là loại thân gỗ lớn, độ cao từ 20 đến 30m, đường kính trung bình khoảng 0,6 đến 0,8m. (Ảnh sưu tầm)
Quả cây gỗ gụ có hình bầu dục rộng hoặc gần tròn. (Ảnh sưu tầm)
Quả cây gỗ gụ có hình bầu dục rộng hoặc gần tròn. (Ảnh sưu tầm)

Ưu điểm của gỗ gụ trong chế tác nội thất là gì?

Cùng với nhiều loại gỗ quý khác như gỗ mun, trầm hương, gỗ cẩm lai,… gỗ gụ là chất liệu được ưa chuộng trong thiết kế nội thất cao cấp. Cụ thể thì chất liệu này được nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm khó loại gỗ nào sánh được.

  • Đầu tiên, xét về chất lượng gỗ gụ vô cùng tốt. Lựa chọn những món đồ nội thất từ gỗ gụ, gia chủ không cần lo về sản phẩm bị mối mọt, cong vênh. Độ bền sản phẩm do vậy có thể lên đến cả trăm năm. Nhiều món đồ nội thất chung cư đẹp, gỗ gụ chuẩn dùng càng lâu càng bóng mượt, đẹp mắt.
  • Thứ hai, tính thẩm mỹ của gỗ gụ trong chế tác nội thất cũng được đánh giá cao. Gỗ gụ thường có đường vân rất thẳng, mịn, màu đẹp. Về vân gỗ có hình dáng rất đa dạng. Khi chế tác xong, đánh bóng bằng Vecni.
Xem Thêm  Cây cảnh hợp tuổi dành riêng cho 12 con giáp

Các món đồ nội thất gỗ gụ sẽ lên màu rất xuất sắc, thường là màu nâu đậm hoặc sắc nâu đỏ. Đặt một bộ bàn ghế gỗ gụ hay chiếc tủ kệ trong nhà sẽ mang đến vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên. Hơn nữa, dưới bàn tay chế tác tài hoa của người thợ, các sản phẩm với đường nét tinh tế chắc chắn sẽ tôn lên chất hoàng gia của không gian nhà ở thiết kế theo phong cách cổ điển.

Các món đồ nội thất gỗ gụ có màu rất đẹp, thường là màu nâu đậm hoặc sắc nâu đỏ. (Ảnh sưu tầm)
Các món đồ nội thất gỗ gụ có màu rất đẹp, thường là màu nâu đậm hoặc sắc nâu đỏ. (Ảnh sưu tầm)

Nhược điểm của gỗ gụ là gì?

Bên cạnh những ưu điểm, thiết kế đồ nội thất từ gỗ gụ cũng có một số nhược điểm nhất định. Việc chế tác đồ nội thất từ gỗ gụ còn hạn chế do khó khăn về nguồn nguyên liệu.

  • Cây gỗ gụ ở Việt Nam sinh trưởng chậm, sản lượng không còn nhiều như trước. Để sản xuất thường phải nhập gỗ từ nước bạn Lào.
  • Ngoài ra, chất lượng gỗ tốt hàng đầu cộng với nguồn gỗ khan hiếm nên các sản phẩm thiết kế từ gỗ gụ có giá thành tương đối cao. Tùy vào món đồ, gia chủ có thể phải chi từ vài chục đến hàng trăm, hàng tỷ đồng khi chọn mua đồ nội thất từ loại gỗ quý này.

Cách nhận biết gỗ gụ tự nhiên

Mua gỗ gụ ở dạng thô mộc để thiết kế các món đồ nội thất riêng, vừa vặn với không gian thiết kế nội thất chung cư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được đâu là gỗ gụ tự nhiên thật. Trên thực tế điều này cũng rất khó để phân biệt. Theo kinh nghiệm của Nguyễn Dũng Royal, bạn có thể để ý đến 3 đặc điểm sau để nhận biết gỗ gụ tự nhiên:

  • Màu sắc gỗ: Khi mới khai thác, gỗ gụ sẽ có màu vàng. Sau một thời gian, gỗ xuống màu nhanh, ngả sang màu nâu đậm hay nâu đỏ tùy thuộc vào độ tuổi của cây.
  • Độ nặng của gỗ: Cây gụ là loại cây gỗ to, tỷ trọng lớn nên rất nặng. Khi so sánh thì gỗ gụ nặng hơn khá nhiều so với các chất liệu gỗ thông thường khác.
  • Mùi gỗ: Một trong những đặc điểm để nhận biết gỗ gụ tự nhiên là mùi gỗ. Gỗ tụ tự nhiên sẽ có mùi hơi chua nhưng không hăng.
Gỗ gụ sau khi mới khai thác sẽ có màu vàng. (Ảnh sưu tầm)
Gỗ gụ sau khi mới khai thác sẽ có màu vàng. (Ảnh sưu tầm)

Gỗ gụ có mấy loại?

Tùy vào nguồn gốc xuất xứ, gỗ gụ được phân thành 4 loại, gồm có:

  • Gỗ gụ ta
  • Gỗ gụ Lào
  • Gỗ gụ mật
  • Gỗ gụ Nam Phi

Cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân biệt 4 loại gỗ gụ này nhé!

Gỗ gụ ta là gì?

Gỗ gụ ta là tên gọi chung để chỉ các loại gỗ gụ có tại các cánh rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Gỗ gụ ta rất quý, được đánh giá cao bởi thớ gỗ đẹp, mịn. Hiện nay, loại gỗ này khan hiếm, chỉ còn có ở các cánh rừng ở Quảng Bình.

Gỗ gụ Lào là gì?

Gỗ gụ Lào là loại gỗ trồng tại Lào và được nhập khẩu vào Việt Nam. So với gỗ gụ ta, gỗ gụ Lào có tâm gỗ nhìn hơi thô, không mịn. Cũng bởi vậy, các gia chủ có yêu cầu cao về thẩm mỹ thường không chuộng loại này.

Gỗ gụ mật là gì?

Khắc phục sự khan hiếm của gỗ gụ tự nhiên, gỗ gụ mật – loại gỗ trồng công nghiệp được đưa vào trồng và sản xuất. Ở Việt Nam, loại gỗ này được trồng phổ biến tại Gia Lai. Ngoài ra, gỗ gụ mật cũng được trồng tại Campuchia.

Gỗ gụ Nam Phi là gì?

Tương tự như gỗ gụ Lào, gỗ gụ Nam Phi là loại gỗ được trồng ở Nam Phi và nhập khẩu về Việt Nam. Về màu sắc, gỗ gụ Nam Phi thường có màu từ hồng nhạt đến màu nâu đỏ đậm hơn. Nhìn chung, màu sắc sẽ đậm dần theo tuổi của gỗ.

Xem Thêm  Phong thủy phòng khách: Những lưu ý để cuộc sống vạn sự hanh thông

Ứng dụng của gỗ gụ là gì?

Nói đến ứng dụng của gỗ gụ thì phổ biến nhất là trong thiết kế nội thất và chế tác đồ thủ công mỹ nghệ. Gỗ gụ có đường kính thân cây lớn. Đặc điểm này phù hợp thiết kế nhiều món đồ nội thất như bàn ghế, tủ kệ, sập, giường, giá sách,… với đa dạng kích thước khác nhau.

Ngoài ra, tại các làng nghề hay các đơn vị thiết kế thi công nội thất chung cư cũng thường chọn gỗ gụ để chế tác các món đồ thủ công mỹ nghệ như tranh tứ quý, đĩa gỗ gụ khảm ốc,….

Gỗ gụ được sử dụng chế tác nhiều món đồ thủ công mỹ nghệ. (Ảnh sưu tầm).
Gỗ gụ được sử dụng chế tác nhiều món đồ thủ công mỹ nghệ. (Ảnh sưu tầm).

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản đồ gỗ gụ

Khi lựa chọn các sản phẩm nội thất từ gỗ gụ, mặc dù có chất lượng gỗ tốt nhưng để nội thất luôn bền đẹp, sáng bóng, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Vệ sinh bàn ghế, tủ kệ, sập gỗ gụ,… thường xuyên. Nếu không lau chùi thường xuyên sẽ khiến bụi bẩn bám vào bề mặt, chui cả vào những chi tiết chạm khắc bên trọng. Để lâu vừa khó lau chùi vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lưu ý cho bạn khi lau chùi đồ gỗ không nên sử dụng khăn ướt. Cách làm này thường được nhiều người sử dụng, tuy sạch nhanh nhưng về lâu dài sẽ làm mất đi lớp sơn phủ và màu sắc không còn tươi mới như lúc ban đầu.
  • Tránh va đập các vật sắc nhọn lên bề mặt gỗ
  • Không nên đặt nội thất gỗ gụ ở nơi ẩm thấp. Độ ẩm cao khiến đồ gỗ dễ phồng rộp, dẫn đến gãy tách gỗ. Ngoài ra cũng tránh kê bàn ghế, tủ kệ,… ở những vị trí có ánh mặt trời chiếu trực tiếp.

Một số câu hỏi thường gặp về gỗ gụ

Bên cạnh các thông tin trên, Nguyễn Dũng Royal sẽ giải đáp một số câu hỏi mà nhiều người thường băn khoăn khi lựa chọn nội thất từ loại gỗ quý hiếm này!

Gỗ gụ có tốt không?

Yêu cầu về chất lượng với các món đồ nội thất từ gỗ nói chung, gỗ gụ nói riêng luôn là tiêu chí hàng đầu. Vậy nên gỗ gụ có tốt không là câu hỏi thường gặp nhất. Với những ưu điểm đã liệt kê ở phần trước, khi thiết kế nội thất căn hộ và nhà phố, gia chủ hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn các món đồ được chế tác từ gỗ gụ. Chi tiền cho các sản phẩm này bạn sẽ thấy quyết định sáng suốt khi đồ nội thất bền đẹp, không bị mối mọt, cong vênh, màu gỗ đẹp, sáng bóng,….

Nội thất gỗ gụ có màu sắc đẹp, sáng bóng, không bị mối mọt, cong vênh. (Ảnh sưu tầm)
Nội thất gỗ gụ có màu sắc đẹp, sáng bóng, không bị mối mọt, cong vênh. (Ảnh sưu tầm)

Giá gỗ gụ tự nhiên hiện nay dao động khoảng bao nhiêu?

Giá gỗ gụ tự nhiên không cố định, luôn có sự thay đổi tùy vào thời điểm mua cũng như xuất xứ của từng dòng gỗ. Nhìn chung mức giá sẽ rời vào khoảng từ 20 đến 24 triệu đồng/m3. Lời khuyên cho bạn, trước khi mua nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng, tránh trường hợp chi nhiều tiền nhưng không mua được gỗ chất lượng. Vì vậy, sản phẩm này chủ yếu dành cho thiết kế và thi công biệt thự.

Gỗ gụ có bị mối mọt hay không?

Được chế tác từ dòng gỗ cao cấp nên đồ nội thất gỗ gụ ít khi xảy ra hiện tượng mối mọt. Hơn nữa, trước khi được đưa vào chế tác, gỗ đã được tẩm sấy theo công nghệ hiện đại, vô cùng kỹ càng. Tất cả nhằm chống tối đa mối mọt tấn công. Sản phẩm nội thất gỗ gụ vì thế luôn bền đẹp với thời gian.

Đồ nội thất gỗ gụ ít khi xảy ra hiện tượng mối mọt. (Ảnh sưu tầm)
Đồ nội thất gỗ gụ ít khi xảy ra hiện tượng mối mọt. (Ảnh sưu tầm)

Vì sao gỗ gụ lại ngâm nước vôi?

Vì sao gỗ gụ khi chế tác cần ngâm nước vôi là băn khoăn của nhiều người. Quan sát các cơ sở thiết kế đồ nội thất có thể thấy việc ngâm diễn ra ít nhất trong 1 ngày. Mục đích của việc này là để nước vôi thấm sâu vào trong các thớ gỗ, giúp gỗ dai hơn và chịu được tác động khắc nghiệt từ điều kiện thời tiết: nắng nóng, hanh khô hay mưa ẩm,…

Trước khi chế tác, gỗ gụ ngâm nước vôi để gỗ bền hơn, chịu được các tác động của thời tiết. (Ảnh sưu tầm)
Trước khi chế tác, gỗ gụ ngâm nước vôi để gỗ bền hơn, chịu được các tác động của thời tiết. (Ảnh sưu tầm)

Gỗ gụ có thường bị nứt hay không?

Trong điều kiện thời tiết khí hậu như ở Việt Nam, thời tiết nắng nóng, hanh khô dễ khiến đồ gỗ trong nhà nứt gãy. Ngoài ra thì thời tiết mưa ẩm cũng gây hại đến những món đồ thủ công mỹ nghệ, dẫn đến gãy tách gỗ. Tuy nhiên, với đồ nội thất từ gỗ gụ, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Thuộc nhóm gỗ quý của Việt Nam, chất lượng lại được đánh giá là một trong những loại tốt nhất nên các món đồ từ gỗ gụ không có tình trạng nứt nẻ. Nhưng nếu bạn không biết cách bảo quản sẽ không tránh khỏi hiện tượng này. Một lưu ý nhỏ cho các gia chủ là không nên kê nội thất gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nắng nóng không chỉ khiến gỗ gụ co rút nhanh, dẫn đến rạn nứt, cong vênh mà còn làm bạc màu sơn.

Xem Thêm  Cầu thang xương cá là gì? Mẫu cầu thang đẹp nhất 2023

So sánh gỗ hương và gỗ gụ loại nào tốt hơn?

So sánh gỗ hương và gỗ gụ về giá thành thì gỗ gụ rẻ hơn gỗ hương rất nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể thấy gỗ hương có nhiều điểm nổi bật hơn gỗ gụ đặc biệt là về mùi hương.

Nếu bạn là người đam mê đồ gỗ nhưng không có nhiều kinh phí thì gỗ gụ là một lựa chọn khá hợp lý và đây vẫn là một loại gỗ có giá trị. Trong khi đó, gỗ hương là loại gỗ cao cấp, phù hợp với những người sành gỗ và có nhiều điều kiện về tài chính. Xét về giá trị thực tế hay giá trị khách quan thì gỗ hương sẽ xếp trên gỗ gụ. Vì sao?

Gỗ hương

Gỗ hương, hương đá, hương nghệ, đinh hương… đều quy về một loại gỗ chung là gỗ hương. Tùy theo vùng miền mà gỗ hương có những tên gọi khác nhau.

  • Gỗ hương là loại gỗ rất chắc, gỗ tỏa ra mùi thơm nhẹ khi sử dụng.
  • Gỗ hương có gỗ đẹp, thớ gỗ rất nhỏ và mịn, gỗ chứa nhiều dầu và thường có màu đỏ nhưng khi ngâm nước sẽ có màu xanh.
  • Gỗ hương là rất bền, ít bị nứt nẻ và không bị mối mọt. Trong gỗ chứa nhiều dầu giúp bảo quản tốt các vật dụng làm từ gỗ hương.
  • Các vật dụng làm từ trầm hương có mùi thơm nhẹ tự nhiên giúp không khí trong lành hơn.

Gỗ hương có nhiều đặc tính nổi trội nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt, vật dụng trong gia đình hay văn phòng như bàn, ghế, tủ. Đây là loại gỗ tốt nhất và tự nhiên nhất mà không gây hại cho người sử dụng.

Gỗ gụ

  • Gỗ gụ có màu vàng nhạt hoặc trắng. Tùy theo điều kiện sống ở vùng miền gỗ để lâu ngày sẽ ngả sang màu nâu sẫm.
  • Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn và đẹp. Vân gỗ gụ có hình dáng như hoa và đa dạng.
  • Gỗ gụ có mùi chua nhưng không hăng. Khi được đánh bóng bằng vecni, gỗ sẽ có màu nâu đậm, hoặc màu nâu đỏ.
  • Gỗ gụ ít bị cong vênh, mối mọt. Độ bền của những món đồ làm từ gỗ gụ có thể lên đến vài chục năm mà chất lượng gỗ vẫn tốt. Ngay cả khi bạn sử dụng đồ dùng bằng gỗ gụ càng lâu, chúng càng bóng và đẹp hơn.

Gỗ gụ thường được dùng để đóng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp như bàn, tủ, giường, sọt… Gỗ gụ có giá thành vừa phải phù hợp với túi tiền của nhiều người thích đồ dùng bằng gỗ.

So sánh gỗ lim và gỗ gụ

Gỗ lim và gỗ gụ đều thuộc nhóm gỗ quý hiếm và được xếp vào top những loại gỗ đắt nhất Việt Nam. Giá mỗi mét khối gỗ lim cũng như gỗ gụ rất cao. Những món đồ nội thất được tạo ra từ gỗ gụ và gỗ lim đều mang đến vẻ đẹp sang trọng.

Đó là điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa hai loại gỗ này là:

  • Mùi hương gỗ: gỗ lim đặc trưng gây khó chịu cho những ai có khứu giác nhạy bén. Gỗ gụ lại ghi điểm nhờ hương thơm nhẹ nhàng tạo nên sự khác biệt.
  • Màu sắc: gỗ lim có màu nâu đến nâu sẫm. Gỗ gụ có màu vàng nhạt. Khi ngâm lâu trong nước hoặc bùn, bề mặt của hai loại gỗ này thay đổi. Màu mới của gỗ lim trong bùn là màu đen. Gỗ gụ có màu đen vàng gần giống màu chè.
  • Vân gỗ: vân gỗ lim uốn lượn đẹp mắt. Vân gỗ gụ thường không liên tục. Các vân trắng vàng xen lẫn các vân đen ngắn.

Gỗ lim và gỗ gụ đều là những loại gỗ quý có giá thành cao tại Việt Nam và số lượng gỗ trên thị trường hiện nay còn khá ít. Mỗi loại đều có những ưu điểm riêng và tùy theo nhu cầu và khả năng mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Các loại gỗ tự nhiên khác

Trên đây là một số thông tin về chất liệu gỗ cao cấp: gỗ gụ. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp câu hỏi gỗ gụ là gì cũng như có thêm kiến thức để lựa chọn các sản phẩm nội thất gỗ gụ chất lượng cho không gian nội thất. Nếu có khách hàng có câu hỏi hoặc còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi ngay! Chỉ đường đến Nguyễn Dũng Royal!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *