Phong cách thiết kế Art & Crafts là gì? Điểm nhấn nội thất thế kỷ 21

Phong cách thiết kế Art & Crafts ra đời ở Anh vào thế kỷ XIX. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Art & Crafts giữ lại được vẻ đẹp thủ công của kiến trúc nội thất trước sự cách mạng hoá của công nghệ. Vậy phong cách thiết kế Art & Crafts là gì? Cùng Nguyễn Dũng Royal tìm hiểu nhé!

Phong cách thiết kế Art & Crafts mang màu sắc đặc trưng của nghề thủ công mỹ nghệ. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Art & Crafts mang màu sắc đặc trưng của nghề thủ công mỹ nghệ. (Ảnh sưu tầm)

Khái niệm và lịch sử hình thành phong cách Art & Crafts

Thiết kế nội thất Art & Crafts xuất hiện từ thế kỷ XIX và đã mang đến một cuộc cải cách nội thất lúc bấy giờ. Việc tôn trọng các kỹ thuật thủ công mỹ nghệ và giá trị nguyên bản của chất liệu đã khiến cho phong cách này được ưa chuộng.

Phong cách thiết kế kiến trúc Arts & Crafts là gì?

Phong cách thiết kế Art & Crafts là phong trào nghệ thuật đề cao vai trò và sự khéo léo của các nghệ nhân từ thời xa xưa. Art & Crafts khẳng định tầm quan trọng của nghề thủ công và nhấn mạnh vai trò của nghệ thuật trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tác phẩm thuộc phong trào này không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn đậm tính nhân văn. Hiện nay, Art & Crafts rất được ưa chuộng trong các thiết kế biệt thự ở Việt Nam.

Phong cách Art & Crafts phản ánh tính nhân văn sâu sắc. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Art & Crafts phản ánh tính nhân văn sâu sắc. (Ảnh sưu tầm)

Lịch sử hình thành và phát triển phong cách Art & Crafts

Phong cách thiết kế Art & Crafts ra đời khi nào?

Phong cách thiết kế Art & Crafts ra đời tại Anh vào giai đoạn từ năm 1880 đến năm 1914. Khái niệm “Art & Crafts” được T. J. Cobden Sanderson sử dụng lần đầu tiên tại cuộc họp của Hiệp hội triển lãm Nghệ Thuật và Thủ công mỹ nghệ năm 1887.

Sau thời điểm đó, phong cách nghệ thuật độc đáo này đã nhanh chóng trở thành trở thành một phong trào mới. Kể từ khi xuất hiện phong cách này đã nhanh chóng được ưa chuộng ở nước Anh. Sau đó, Art & Crafts lan rộng ra các nước châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Người đi đầu trong các thiết kế Art & Craft là hoạ sĩ William Morris (1834 – 1896) và John Ruskin (1819 – 1900).

Phong cách thiết kế Art & Crafts ra đời ở Anh vào thế kỷ XIX. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách kiến trúc Art & Crafts ra đời ở Anh vào thế kỷ XIX. (Ảnh sưu tầm)

John Ruskin là ai?

John Ruskin được biết đến với tư cách nhà phê bình nghệ thuật – xã hội người Anh vĩ đại nhất thời kỳ Victoria. Những suy luận, triết lý của ông đã đả phá quyết liệt những mặt hạn chế của công nghiệp hoá. Ông cho rằng những loại hình sản xuất cơ khí và phân công lao động có được từ cuộc cách mạng công nghiệp là một biểu hiện của tình trạng lao động nô lệ.

Ông ủng hộ một xã hội mà ở đó người lao động làm việc độc lập. Đồng thời họ cũng chính là người thiết kế nên những sản phẩm do họ tạo ra. John Ruskin lo ngại về sự mai một của các kỹ thuật truyền thống khi mà người lao động đang dần bị lệ thuộc vào máy móc, thiết bị.

Xem Thêm  Phong cách thiết kế Phục Hưng là gì? Nốt thăng của kiến trúc Châu Âu

William Morris là ai?

William Morris là nhà thiết kế dệt, nhà văn, nhà thơ, dịch giả. Bên cạnh đó, ông cũng là nhà hoạt động xã hội chủ người người Anh. Chính William Morris là người đã đưa những triết lý của John Ruskin vào thực tiễn. Ông đề cao những giá trị to lớn về niềm vui của nghề thủ công và vẻ đẹp tự nhiên của chất liệu. Ông quan niệm rằng thủ công mỹ nghệ về cơ bản không có sự phân chia lao động và vẫn có thể dựa trên sự hỗ trợ của máy móc để nâng cao năng suất. William Morris cũng đã có đóng góp lớn cho sự hồi sinh của kỹ thuật dệt truyền thống ở nước Anh.

Những ý tưởng thiết kế được bắt nguồn từ những tác hộ của những người tiên phong lúc bấy giờ đã ca ngợi kỹ thuật thủ công và sự khéo léo trong thiết kế. Art & Craft là xuất hiện từ những nỗ lực cải cách thiết kế và trang trí vào giữa thế kỷ XIX ở Anh.

Thời điểm này các thiết kế đã bị ảnh hưởng bởi lối kiến trúc công nghiệp hàng loạt, thiếu đi những vẻ đẹp thủ công. Phong trào thiết kế Art & Crafts đã chủ trương cải cách nghệ thuật ở nhiều lĩnh vực xã hội.

Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Art & Crafts là gì?

Kiến trúc Art & Crafts được áp dụng nhiều trong các công trình lớn như thiết kế chung cư đẹp. Những nét đặc trưng của phong cách thiết kế Art and Crafts là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu:

  • Vật liệu sử dụng
  • Thiết kế đơn giản về hình thức
  • Họa tiết trang trí hướng về thiên thiên nhiên
  • Màu sắc thiên nhiên
  • Mang đậm tính bản địa
Xem Thêm  Năng lượng địa sinh học là gì? Bật mí tất tần tật về Bovis

Vật liệu sử dụng được sử dụng cho phong cách Art & Crafts

Phong cách thiết kế Art & Crafts ưa chuộng sử dụng những vật liệu tự nhiên đơn giản. Dưới bàn tay tài tình của các nghệ nhân những vật liệu vô tri vô giác bỗng chốc trở nên có hồn hơn. Lối thiết kế này chú trọng vào việc bảo tồn và nhấn mạnh giá trị tự nhiên của vật liệu. Người ta không vì vẻ đẹp nhân tạo được trang trí công phu mà quên đi phẩm chất nguyên bản của vật liệu sử dụng.

Vật liệu thiên nhiên được ưa chuộng trong phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)
Vật liệu thiên nhiên được ưa chuộng trong phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)

Thiết kế Art & Crafts đơn giản về hình thức

Thi công thiết kế nội thất trong phong cách Art & Craft được thiết kế đơn giản. Người ta không quá câu nệ về kiểu dáng và hình thức. Do đó, các kiến trúc sư không đưa quá nhiều chi tiết, màu sắc vào trong không gian Art & Craft. Chính sự tinh gọn, đơn giản đã làm nên điểm nhấn độc đáo cho phong cách này. Vì vậy, phong cách Art & Craft còn rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà phố và thi công biệt thự.

Nội thất Art & Crafts có hình thức đơn giản. (Ảnh sưu tầm)
Nội thất Art & Crafts có hình thức đơn giản. (Ảnh sưu tầm)

Họa tiết trang trí hướng về thiên thiên nhiên

Mặc dù không có những chi tiết phức tạp nhưng các thiết kế Art & Crafts không thể thiếu những họa tiết trang trí hướng về thiên nhiên. Đó được xem là nguồn cảm hứng bất tận cho phong cách Art & Crafts. Đặc biệt là hệ động thực vật tại các vùng quê yên bình. Chúng được đưa vào trong các thiết kế một cách rất tự nhiên, hài hoà. Từ đó mở ra một không gian sống bình yên, gần gũi.

Phong cách thiết kế Art & Crafts với những hoạ tiết hướng về thiên nhiên. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách kiến trúc Art & Crafts với những hoạ tiết hướng về thiên nhiên. (Ảnh sưu tầm)

Màu sắc thiên nhiên rất được chú ý với thiết kế Art & Crafts

Phong cách thiết kế Art & Crafts sở hữu bảng màu với vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc. Những gam màu trầm mặc của gỗ, cây cổ được các kiến trúc sư tận dụng tối đa. Đặc biệt màu vàng được xem là màu sắc chủ đạo trong các công trình theo phong cách Art & Crafts. Bên cạnh đó, màu xanh olive, màu đỏ, màu xanh dương cũng được ưa chuộng trong các thiết kế nội thất cao cấp.

Màu sắc thiên nhiên là yếu tố đặc trưng của phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)
Màu sắc thiên nhiên là yếu tố đặc trưng của phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)

Kiến trúc Art & Crafts mang đậm tính bản địa

Điểm đặc trưng trong phong cách thiết kế Art & Crafts chính là việc đưa các dấu ấn của địa phương vào thi công nội thất. Từ phong tục tập quán cho tới điều kiện kinh tế xã hội đều được tái hiện chân thực. Các sản vật truyền thống xuất hiện trong các thiết kế khiến cho không gian trở nên gần gũi, thân thuộc.

Dấu ấn bản địa được đưa vào trong các thiết kế Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)
Dấu ấn bản địa được đưa vào trong các thiết kế Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)

Mời độc giả tham khảo thêm một số phong cách thiết kế liên quan:

  • Phong cách thiết kế Hitech
  • Phong cách Bohemian
  • Phong cách thiết kế Indochine
Xem Thêm  Cầu thang xương cá là gì? Mẫu cầu thang đẹp nhất 2023

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Art & Crafts

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Art & Crafts phòng khách

Phòng khách phong cách thiết kế Art & Crafts nổi bật với các món đồ nội thất bằng gỗ. Chúng được tạo nên từ bàn tay của những người nghệ nhân, toát lên vẻ đẹp mộc mạc. Khiến cho tổng thể không gian trở nên ấm cúng hơn. Tham khảo thêm: Phong cách thiết kế phòng khách.

Phòng khách theo phong cách thiết kế Art & Craft với những món đồ nội thất bằng gỗ tinh tế. (Ảnh sưu tầm)
Phòng khách theo phong cách thiết kế Art & Craft với những món đồ nội thất bằng gỗ tinh tế. (Ảnh sưu tầm)

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Art & Crafts phòng ngủ

Tạm quên đi những chiếc giường được sản xuất hàng loạt bởi máy móc. Giường ngủ trong phong cách kiến trúc Art & Crafts luôn mang một màu sắc riêng biệt. Các hoạt tiết được tối giản nhưng vẫn làm nổi bật được đặc tính thiên nhiên của chất liệu. Tham khảo thêm: Phong cách thiết kế phòng ngủ.

Phòng ngủ sử dụng các chất liệu thiên nhiên của phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ sử dụng các chất liệu thiên nhiên của phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Art & Crafts phòng bếp và phòng ăn

Trong phong cách nội thất Art & Crafts, phòng bếp và phòng ăn được tích hợp lại trong một không gian. Điều này vừa giúp tiết kiệm diện tích vừa tạo bầu không khí ấm cúng khi cả gia đình cùng sum vầy. Tìm hiểu thêm: Phong cách thiết kế phòng bếp.

Phòng bếp và phòng ăn tiện nghi, ấm cúng trong phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)
Phòng bếp và phòng ăn tiện nghi, ấm cúng trong phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Art & Crafts văn phòng

Không chỉ được yêu thích trong thiết kế nhà ở mà phong cách Art & Craft cũng được ứng dụng trong nội thất văn phòng. Nếu sở hữu phòng làm việc theo phong cách này chắc chắn bạn sẽ được truyền cảm hứng sáng tạo.

Văn phòng làm việc đầy cảm hứng theo phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)
Văn phòng làm việc đầy cảm hứng theo phong cách Art & Crafts. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Art & Crafts được lấy cảm hứng từ thiên nhiên và kỹ thuật của con người. Do vậy mà lúc nào nó cũng mang đến cho chúng ta cảm giác thoải mái, gần gũi. Nếu như bạn muốn được sống trong không gian nước Anh thế kỷ XIX thì.

Các phong cách thiết kế khác

Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu định nghĩa và đặc điểm của phong cách Art and Crafts là gì. Hãy liên hệ với Nguyễn Dũng Royal để cùng phác thảo nên căn nhà mơ ước. Chỉ đường đến Nguyễn Dũng Royal! Mời độc giả tham khảo thêm một số phong cách thiết kế thịnh hành hiện nay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *