Huyền Không Phi Tinh là gì và cách xem cho nhà ở

Huyền không phi tinh là gì? 9 sao của cửu cung tinh phi là gì?

Trong phong thủy luôn tồn tại 3 trường phái: phong thủy địa lý, phong thủy phương hướng và Huyền không phi tinh. Hai khái niệm phong thủy địa lý và phương hướng khá quen thuộc với mọi người. Vậy Huyền Không Phi Tinh là gì? Huyền Không Phi Tinh có ý nghĩa như thế nào, đặc biệt là trong thiết kế nội thất, xây dựng nhà ở? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Huyền không phi tinh là gì? Huyền Không Phi Tinh thường được ứng dựng để trưng bày các vật phẩm trong thiết kế nội thất.
Huyền Không Phi Tinh thường được ứng dựng để trưng bày các vật phẩm trong thiết kế nội thất.

Nội dung liên quan: phong thủy là gì?

Huyền Không Phi Tinh là gì?

Huyền Không Phi Tinh (Cửu Cung Phi Tinh) hay thường được mọi người gọi tắt là phái Phi Tinh. Huyền Không Phi Tinh là phong thủy chuyên dùng để nghiên cứu, đánh giá sự dịch chuyển của các sao theo phong thủy phương hướng.

Huyền không phi tinh là gì? Gia chủ khi xây dựng rất quan tâm đến Huyền Không Phi Tinh cho nhà ở.
Gia chủ khi xây dựng rất quan tâm đến Huyền Không Phi Tinh cho nhà ở.

Từng sao sẽ nắm giữ những đại vật khác nhau. Có 9 ngôi phi tinh khác nhau bao gồm:

9 sao của Huyền Không Phi Tinh là gì?

Huyền không phi tinh là gì? 9 sao của cửu cung tinh phi là gì?
9 sao của cửu cung tinh phi là gì?

9 sao này được gọi là cửu tinh. Nó dựa vào đồ hình Lạc Thư – Hậu thiên Bát quái và định phương vị cho Cửu tinh: nhất bạch tinh, nhị hắc tinh, tam bích tinh, tứ lục tinh, ngũ hoàng tinh, lục bạch tinh, thất xích tinh, bát bạch tinh, cửu tử tinh.

9 ngôi phi tinh này sẽ mang theo sự cát hung khác nhau. Muốn luận đoán sự việc cần dựa vào cả sao và các quy tắc khác. Tuy nhiên, khi luận về cát hung thì người ta chỉ căn cứ vào tính chất của các chòm sao.

Huyền Không Phi Tinh lấy chín sao Tử Bạch làm chủ. Trong khi đó, Huyền Không Đại Quái lấy quái hào làm chủ. Việc sử dụng phối hợp cả hai là trình độ cao nhất trong phong thủy Huyền Không.

Ý nghĩa của 9 ngôi sao cửu tinh phi là gì?

Nhất Bạch Tinh

Nguyên bàn nằm ở hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên số 1 mang hành Thủy.

Nhị hắc tinh

Thuộc sao Cự Môn, thuộc hành Thổ. Nếu gặp vượng gia đình sẽ giàu có, hưng thịnh. Khi suy tử thì tính tình nhỏ nhen, bị vợ đoạt quyền, bệnh tật liên miên.

Tam bích tinh

Đây là sao Lộc Tồn, thuộc hành Mộc. Nếu vượng thì tài lộc đầy nhà, cơ nghiệp vững chắc, con cái thành đạt. Nếu suy thì người nhà dễ bị các bệnh như hen suyễn, tật ở chân hoặc hóa điên.

Tứ lục tinh

Là sao Văn khúc, thuộc hành Mộc. Nếu vượng sẽ có được công danh, con cái có dung mạo đẹp. Nếu suy tử thì phụ nữ dâm loạn, đàn ông mê tửu sắc.

Ngũ hoàng tinh

Là đại sát, thuộc sao Liêm Trinh, hành Thổ. Nếu là vượng thì sẽ giúp bạn có tài đinh đại phát. Nhưng nếu suy thì sẽ là điều cực kỳ xấu.

Lục bạch tinh

Là đại cát thuộc sao Vũ Khúc, hành Kim. Nếu được vượng thì sẽ có quyền uy ảnh hưởng rộng khắp, gia đình giàu có. Nếu suy thì rất dễ phải sống cô độc, chết trong đau khổ.

Thất xích tinh

Là sao Phá Quân, thuộc hành Kim. Sao này còn được gọi là tặc tinh. Nếu vượng thì sẽ vượng về mọi mặt, đặc biệt là võ quyền và tiền tài. Nếu suy thì gia đình có thể sẽ có trộm cướp, có người bị giam cầm, gia đạo không yên.

Xem Thêm  Gỗ hương là gì? Làm cách nào để phân loại và giá bao nhiêu?
Bát bạch tinh

Là sao Tả Phụ, đây là sao thuộc cát tinh, hành Thổ. Nếu gặp vượng thì gia đình sẽ phú quý, được hưởng phúc lộc của tổ tiên. Nhưng nếu suy thì bị tổn thương từ nhỏ hoặc có bệnh.

Cửu tử tinh

Là sao Hữu Bật, thuộc hành Hỏa. Nếu vượng sẽ có văn chương lừng lẫy, hiển vinh bất ngờ, con cháu phú quý. Nếu suy thì bị tai họa trong chốn quan trường, bệnh về mắt hoặc khó sinh đẻ.

Huyền không phi tinh là gì?Cửu cung tinh phi năm 2023
Cửu cung tinh phi năm 2023

Huyền Không là gì?

  • Hai chữ “Huyền Không” vốn là “Nguyên Không”.
  • “Nguyên” là “Tam Nguyên”.
  • “Không” là chỉ không có thực.

Sự lành dữ của bát quái cửu tinh sẽ khác nhau trong các nguyên vận khác nhau. Dù hiện tại là cát lợi, nhưng sau này khi nguyên vận thay đổi thì điều tốt lành (khí cát) sẽ tiêu mất, giấc mộng đẹp biến thành “không”.

Huyền Không Phi Tinh lấy sự phối hợp của cửu tinh trong Lạc Thư làm chủ. Với trường hợp khác nhau, cửu tinh sẽ xuất hiện tình huống bay thuận hoặc bay nghịch. Cửu tinh từ đó xuất hiện các tổ hợp sao khác nhau. Chỉ tính các tổ hợp của sơn bàn, vận bàn, hướng bàn, địa bàn và lưu niên thì cũng đã có trên 6 ngàn phi tinh bàn.

Chín ngôi phi tinh có thể nảy sinh sự cát hung khác nhau với các nguyên vận khác nhau. Sự việc mà mỗi một sao làm đại biểu đều có chỗ khác nhau. Tuy nhiên, chúng lấy những quy tắc khác nhau này tổ hợp lại sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng không giống nhau trong phong thủy. Còn về cát hung thì phải luận đoán từ tính chất của các sao.

Bắt đầu nghiên cứu Huyền Không Phi Tinh cần làm gì?

Nghiên cứu về phi tinh, trước tiên bạn cần phải nghiên cứu Lạc Thư và quỹ tích cửu cung. Sau đó độc giả mới học cách bài bố trạch vận bàn. Cuối cùng, bạn mới có thể nghiên cứu những vấn đề cát hung của từng sao và những sự tình mà nó làm đại biểu.

Khi mới bắt đầu Huyền Không Phi Tinh, bạn phải tìm hiểu thứ tự bài bố của 24 sơn..

Muốn tìm hiểu về phong thủy, bắt buộc phải hiểu rõ về “24 sơn. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là người hoàn toàn theo phái Loan Đầu thì không kể. Người học phong thủy đều biết nguyên tắc loan đầu phải phối hợp với nguyên tắc lí khí mới là chính thống.

Sách “Thanh Nang tự” nói:

“Tiên thiên la kinh gồm 12 chi, hậu thiên lại dùng can và duy.” (“Can” tức là thiên can; “duy” là phương vị ở bốn góc).

Câu thơ trên ý nói 8 can và 4 duy cộng với 12 chi, tổng cộng là 24. Đây chính là chỉ 24 sơn trên la kinh. 24 sơn tức là 24 phương vị.

Ngoài việc thể hiện phương vị ra, 24 sơn còn bao gồm ngũ hành, quái lí, cho tới tình hình phối hợp hình xung” của can chi. Dưới đây chúng tôi xin lần lượt giới thiệu cùng độc giả của Nguyễn Dũng Royal.

Các yếu tố cần tìm hiểu về Huyền Không Phi Tinh là gì?

12 địa chi – 12 con giáp, mối liên quan đến Huyền Không Phi Tinh là gì?

Hầu hết độc giả đã biết rằng chuỗi các cung hoàng đạo bắt đầu bằng tuổi Tí và kết thúc bằng Hợi. Thứ tự lần lượt của 12 con giáp là: chuột, trâu, cọp, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo. Thứ tự của 12 địa chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Ngũ hành của phương vị là gì?

Huyền không phi tinh là gì? Ngũ hành của phương vị
Ngũ hành của phương vị

Đông, Tây, Nam, Bắc của 24 sơn và kim, mộc thủy, hỏa, thổ của ngũ hành luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

  • Phương Đông thuộc mộc
  • Phương Tây thuộc kim
  • Kim thì khắc mộc
  • Phương Nam thuộc hỏa
  • Phương Bắc thuộc thủy
  • Thủy thì khắc hỏa
  • Thổ thì ở trung tâm

Tứ Xung Tí Ngọ Mão Dậu

Tổng thể mà nói, bốn phương hướng chính của 24 sơn luôn được sắp xếp dựa theo khẩu quyết “Tiên thiên la kinh thập nhị chi”. Nó thường được gọi là “tứ chính” tức là chính đông, chính tây, chính bắc, chính nam.

Địa chi Tí trong hình (ngũ hành thuộc thủy) ở phía dưới. Lý do vì “thủy” (nước) ở trong thế giới tự nhiên:

  • Nằm ở dưới “hóa” (thái dương, tức mặt trời)
  • Phía trên là thái dương thuộc hỏa
  • Ngọ hỏa được xếp phương vị này
Xem Thêm  Phong cách thiết kế cổ điển là gì? Vì sao là tinh hoa văn hóa châu Âu?

Nguyên lí Tí Ngọ tương xung trong khoa mệnh lí Bát Tự cũng từ đây mà ra. Mão thuộc mộc, ở phương Đông, tương xung với nó là kim. Chính vì thế nên kim xếp ở phương Tây. Nguyên lí Mão và Dậu tương xung là do nguyên nhân đối nghịch của hai phương vị này. Một nằm ở phía chính Đông, một nằm ở phía chính Tây.

Huyền không phi tinh là gì? Tứ hành xung
Tứ hành xung

Thứ tự sắp xếp 12 địa chi

Trên la kinh có 24 ô, bạn cần lưu ý quy luật giữa chúng với nhau. Vị trí 12 chi được sắp xếp theo thứ tự thuận chiều kim đồng hồ. Căn cứ theo 12 tiết nguyệt vận:

  • Bắt đầu từ Dần, Mão, Thìn nằm ở hướng Đông
  • Tị, Ngọ, Mùi nằm ở hướng Nam
  • Thân, Dậu, Tuất nằm ở hướng Tây
  • Hợi, Tí, Sửu nằm ở hướng Bắc
Huyền không phi tinh là gì? Thứ tự sắp xếp của 12 địa chi
Thứ tự sắp xếp của 12 địa chi

Từ đây, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được sự sắp xếp cơ bản của 24 sơn. Bạn cũng có thể hiểu rõ mối quan hệ đối xung của 12 địa chi. Các phương vị đối nhau trong vòng tròn 12 địa chỉ chính là những vị trí tương xung. Chúng ta có 6 cặp xung nhau như sau.

  • Tí Ngọ tương xung (chuột ngựa tương xung).
  • Sửu Mùi tương xung (trâu dê tương xung).
  • Dần Thân tương xung (cọp khỉ tương xung).
  • Mão Dậu tương xung (thỏ gà tương xung).
  • Thìn Tuất tương xung (rồng cho tương xung).
  • Tị Hợi tương xung (rắn heo tương xung).

Thứ tự sắp xếp 10 thiên can

Chúng ta phải lưu ý trong 24 sơn trên la kinh. Ngoài 12 địa chi, ta còn có 10 thiên can được sắp xếp lần lượt trên đó.

Phương thức sắp xếp chúng là do thuộc tính của ngũ hành quyết định. Vị trí của chúng sẽ như sau:

  1. Giáp là dương mộc. Ất là âm mộc Hướng Đông thuộc mộc, nên Giáp Ất được xếp vào hướng Đông
  2. Giáp là dương đứng bên trái Mão. Ất là âm đứng bên phải Mão.
  3. Bính là dương hỏa. Đinh là âm hỏa. Hướng Nam thuộc hỏa, nên Bính Đinh được xếp vào hướng Nam
  4. Bính là âm đứng bên trái Ngọ. Đinh là dương đứng bên phải Ngọ.
  5. Tuất là dương thổ. Tị là âm thổ. Trung tâm thuộc thổ, do đó Mậu Kỉ nằm ở chính giữa.
  6. Canh là dương kim. Tân là âm kim. Phía Tây thuộc kim, nên Canh Tân được xếp vào hướng Tây, Canh là dương đứng bên trái Dậu, Tân là âm đứng bên phải Dậu.
  7. Nhâm là dương thủy. Quý là âm thủy. Phía Bao thuộc thủy. Do đó Nhâm Quý được xếp vào hướng bày Nhâm là dương đứng bên trái Tí. Quý là âm đứng bên phải Tí.
Huyền không phi tinh là gì? Thiên can
Thiên can

Vì sao dương can phải bài bố bên trái của địa chi? Bởi vì “dương chuyển động theo phía bên trái”. Còn âm can đứng ở bên phải của địa chi, là vì “âm chuyển động theo phía bên phải”.

Tám thiên can do đối xứng với nhau mà tương xung, gồm có 4 cặp là:

  1. Giáp Canh tương xung.
  2. Ất Tân tương xung.
  3. Bính Nhâm tương xung.
  4. Đinh Quý tương xung.

Vị trí các quẻ

Sách “Thanh Nang tự” nói:

“Hậu thiên tái dụng can dữ duy” (Hậu thiên lại dùng can và duy).

“Can” là chỉ “thiên can”. Ở phần trước chúng ta đã thảo luận “duy” là chỉ “tứ duy”. Người xưa phân biệt tám hướng như sau:

  • Các quẻ ở bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc sẽ được gọi là quẻ “tứ chính”.
  • Các quẻ ở bốn góc Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc thì gọi là quẻ “tứ duy”.
  • Lấy bốn quẻ “tứ duy” điền vào bốn vị trí trống. Tất cả còn lại thì vừa vặn hợp thành 24 sơn hoàn chỉnh.
Xem Thêm  Phong thủy Thần Tài + Ông Địa và vị trí đặt giúp làm ăn ngày càng phát lộc

Quẻ tử chính đã có 4 chữ Tí, Ngọ, Mão, Dậu nên không thể đem quẻ tử chính điền thêm vào bốn sơn này được.

Sau khi 24 sơn hoàn thành, gười ta mang 8 hướng phân ra làm 24 phương vị. Có thể dùng những danh từ hiện đại để đối chiếu.

Huyền không phi tinh là gì? Thứ tự sắp xếp 24 sơn
Thứ tự sắp xếp 24 sơn

Lý thuyết 24 sơn cũng có thể được dùng trong việc chọn ngày giờ. Ví dụ như âm mộ thuộc tọa Ngọ hướng Tí, tra ở 24 sơn. Ngọ tương xung với Tí, vì thế không nên chọn ngày Tế để mai táng, chôn cất. Dương trạch thuộc tọa Ngọ hướng Tí, giả dụ chọn ngày để dời nhà cũng không nên chọn ngày Tí, vì ngày Tí xung với tọa sơn Ngọ.

Nếu đã nắm vững mối quan hệ trong 24 sơn thì bất luận là học môn thuật số nào, bạn cũng đều sẽ hiểu rất nhanh chóng.

Phương pháp phi tinh theo phong thủy huyền không học là gì?

Phong thủy Huyền Không Phi Tinh dựa trên Hà đồ mà là quy luật của Ngũ sao trong hệ mặt trời gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong quan hệ với Mặt trăng và Mặt trời.

Hiện tại đã có Hà đồ, là quy luật vận động của Năm Sao trong Hệ Mặt Trời. Bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong mối quan hệ với Mặt trời và Mặt trăng được quan sát từ trái đất.

Hiện nay có 2 phương pháp là Phi theo cạnh huyền, Lạc Việt và Lạc từ cổ mà Hán. Sự khác biệt trong Huyền Không thất Việt với Huyền Không cổ chỉ phương nam Hà Đồ. Như sau:

Huyền không phi tinh là gì? Phương pháp phi tinh theo phong thủy huyền không học
Phương pháp phi tinh theo phong thủy huyền không học
Huyền không phi tinh là gì? So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 1 - 2 – 3
So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 1 – 2 – 3
Huyền không phi tinh là gì? So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 4 - 5 - 6
So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 4 – 5 – 6
Huyền không phi tinh là gì? So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 7 - 8 - 9
So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 7 – 8 – 9

Một số ứng dụng của phong thủy huyền không phi tinh

Bài trí vật phẩm phù hợp ở mỗi phương vị cửu tinh khi thiết kế nội thất

  • Nhất Bạch tinh: theo ngũ hành thuộc hành Thủy. Đây là Đào hoa tinh chủ về nhân duyên, hôn nhân nên bài trí màu xanh sẽ đem lại hỉ sự.
  • Nhị Hắc tinh: Đây là sao chủ về bệnh tật, đau ốm thuộc hành Thổ. Bởi vậy nên sử dụng các vật phẩm phong thủy bằng vật liệu đồng để tránh những điều không may.
  • Tam Bính tinh: đây là phương vị thuộc hành Mộc. Sao thiên về tranh chấp, thị phi gây hao tổn. Nên đặt bếp gas ở phương vị này sẽ hạn chế những điều không may.
  • Tứ Lục tinh: Là Văn Xương tinh, ngũ hành thuộc Mộc. Chủ về học hành, thi cử, học vấn. Tại đây, có thể dùng cây xanh để bài trí.
  • Ngũ Hoàng tinh: là sao xấu – đại hung (Hỏa sát tinh) thuộc hành Thổ. Sao nảy hại về sức khỏe, dễ gặp rủi ro và tai nạn. Nên đặt 6 đồng tiền cổ để trấn an ở phương vị này.
  • Lục Bạch tinh: là sao thuộc hành Kim tốt. Chủ lợi về thăng tiến tài lộc, quan nghiệp. Nên treo đồng hồ hình vuông ở phương vị này để thêm nhiều may mắn, vượng phát.
  • Thất Xích tinh: đây là sao Phá quân tinh, thuộc hành Kim. Đây là sao xấu chủ hao về tài sản, công danh lớn. Nên cần treo loại đồng hồ hình tròn ở phương vị này.
  • Bát Bạch tinh: Sao này thuộc hành Thổ. Nếu tính từ năm 2004 đến 2023 sẽ là sat Bát vận nên tốt về tài lộc, thăng tiến công danh. Nên treo đồng hồ hình tam giác ở phương vị này.
  • Cửu tinh: là sao Hỉ khánh thuộc hành Hỏa, sao tốt cho nhân duyên, thêm con cháu. Phương vị này nên đặt cây cảnh có lá màu đỏ để tăng vượng khí.

Huyền Không Tinh Phí là gì? Tất nhiên không phải là mê tín mà là phong thủy. Đây là nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học. Nếu muốn tốt gia chủ hãy tham khảo khi có ý định sửa chữa, trang trí nhà cửa.

Để có một ngôi nhà ưng ý, nội thất phù hợp thẩm mỹ, kinh tế và hợp phong thủy, gia chủ hãy đặt niềm tin vào Nguyễn Dũng Royal. Chúng tôi với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật, công nhân nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn và thiết kế, thi công một công trình ưng ý nhất cho quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *