Phong cách thiết kế Phục Hưng là gì? Nốt thăng của kiến trúc Châu Âu

Trần nhà trong kiến trúc Phục Hưng với hoa văn đặc trưng

Phong cách thiết kế Phục Hưng là tinh hoa kiến trúc của nhân loại, tôn vinh vai trò và vị trí của con người trong thời đại Phục Hưng.

Phong cách thiết kế Phục Hưng là sự sáng tạo vượt bậc của những người kiến trúc sư tài ba. Một trường phái nghệ thuật đạt đến tầm cao cả về hình thức lẫn nội dung. Đó không đơn thuần chỉ là những công trình xây dựng mà còn là tuyệt tác của nhân loại.

Phong cách thiết kế Phục Hưng mang đậm
Phong cách thiết kế Phục Hưng mang đậm

Phong cách thiết kế Phục Hưng là gì?

Phong cách thiết kế Phục Hưng bắt nguồn từ văn hóa Phục Hưng (tiếng Anh là Renaissance) bắt nguồn từ phương Tây vào giữa thế kỉ XIV đến đầu thế kỷ XVII.

Florence là nơi đầu tiên xuất hiện kiến trúc Phục Hưng. Sau đó, phong cách thiết kế này đã nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Âu và toàn thế giới. Lúc bấy giờ văn hóa, nghệ thuật và xã hội châu Âu có nhiều sự thay đổi. Kiến trúc Phục Hưng được xem là sự hồi sinh của văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Phong cách Phục Hưng tiếp nối phong cách kiến trúc Gothic. Nó được kế tục bởi kiến trúc Baroque. Vì thế nên phong cách thiết kế thời kỳ này mang đậm tính tôn giáo, đề cao tài năng và sức mạnh của con người. Đặc biệt, khuynh hướng nghệ thuật này còn nhấn mạnh đến tính đối xứng, sự hài hòa của không gian sống. Ngoài ra, việc phối hợp các hình khối trong thiết kế cũng làm nên điểm hấp dẫn mới lạ cho kiến trúc Phục Hưng.

Phong cách thiết kế Phục Hưng đề cao sức mạnh và tài năng của con người
Phong cách thiết kế Phục Hưng đề cao sức mạnh và tài năng của con người

Ngày nay văn hóa Phục Hưng còn được sử dụng trong thiết kế biệt thự bởi rất ít người thực sự yêu thích phong cách này. Thế nhưng, các kiến trúc sư hiện nay rất khó để tái hiện chính xác phong cách này.

Đặc điểm của phong cách thiết kế kiến trúc Phục Hưng

Đặc điểm của phong cách thiết kế Phục Hưng được thể hiện qua:

  • Mặt tiền
  • Cung
  • Vòm
  • Cột và trụ
  • Trần nhà
  • Mái vòm
  • Cửa ra vào
  • Cửa sổ
  • Tường
  • Các chi tiết và hoa văn trong thiết kế nội thất

Mặt tiền của phong cách thiết kế Phục Hưng ra sao?

Mặt tiền được bố trí đối xứng xung quanh trục thẳng đứng của công trình. Và mỗi mô hình lại có quy chuẩn mặt tiền khác nhau. Môt trong những mặt tiền của kiến trúc Phục Hưng đầu tiên xuất hiện ở nhà thờ Pienza.

Cung trong phong cách thiết kế này ra sao?

Điểm nhấn của các công trình mang phong cách Phục Hưng chính là cung mềm mại. Đó là thiết kế nửa hình tròn và được đặt ở khu vực hành lang lối đi hoặc tựa lên các trụ cột hoặc đầu mũ cột.

Vòm của phong cách thiết kế Phục Hưng được thể hiện như thế nào?

Vòm chính là sự khác biệt của thiết kế Phục Hưng so với thiết kế Gothic. Vòm có kết cấu nửa vòng tròn, không có sườn. Điều này đã làm nên sự mới mẻ, độc đáo cho tổng thể công trình.

Xem Thêm  Phong cách thiết kế cổ điển là gì? Vì sao là tinh hoa văn hóa châu Âu?

Cột và trụ của phong cách thiết kế

Cột và trụ chính là yếu tố quan trọng trong mỗi căn nhà và các công trình thời kỳ Phục Hưng cũng không phải là ngoại lệ. Không chỉ đóng vai trò chống đỡ mà cột, trụ còn làm tính thẩm mỹ cho công trình. Các thức cột La Mã đã được sử dụng như Tuscan, Doric, Ionic, Corinthian và Composite.

Trần nhà mang dấu ấn Phục Hưng

Khác với thời kỳ Trung Cổ trần nhà thường không được chú trọng, kiến trúc Phục Hưng đã tập trung vào trang trí. Trần nhà có thể được phân ô, vẽ các hoa văn đặc trưng. Nhờ vậy làm nổi bật lên vẻ sang trọng, quý phái của không gian.

Trần nhà trong kiến trúc Phục Hưng với hoa văn đặc trưng
Trần nhà trong kiến trúc Phục Hưng với hoa văn đặc trưng

Mái vòm của thiết kế Phục Hưng

Mái vòm là phần không thể thiếu trong các công trình kiến trúc Phục Hưng. Các mái vòm được thiết kế kỳ công tạo cảm giác rộng rãi hơn. Chúng được chạm khắc tinh xảo  với các họa tiết mang ý nghĩa thời đại.

Cửa ra vào cũng mang phong cách Phục Hưng trong thiết kế

Trong các thiết kế mang kiến trúc Phục Hưng, cửa thường nằm chính giữa và có hướng vòng cung bên trên độc đáo. Những họa tiết chạm khắc trên cửa được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Cửa sổ kiến trúc Phục Hưng như thế nào?

Một công trình của kiến trúc Phục Hưng thường có nhiều cửa sổ nhỏ. Các thông số của cửa sổ được tính toán phù hợp với tổng thể diện tích của công trình. Cửa sổ được tận dụng để mang ánh sáng vào trong tòa nhà nên thường sử dụng các loại kính màu.

Tường và nét sáng tạo của phong cách Phục Hưng

Tường là một nét sáng tạo khác biệt của phong cách thiết kế Phục Hưng. Bức tường phía ngoài thường được xây bằng gạch, ốp đá thành khối thẳng. Các góc tòa nhà được nhấn mạnh bằng cách trát vữa nhám bắt góc. Người kiến trúc sư có thể tự do sáng tạo các hình ảnh, họa tiết lên tường phía trong. Mỗi một chi tiết lại có ý nghĩa riêng biệt.

Các chi tiết, hoạ tiết kiến trúc Phục Hưng ra sao?

Các chi tiết, họa tiết được chạm khắc với độ chính xác hoàn hảo. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng lại chiếm phần quan trọng rất lớn đối với toàn bộ công trình.

Các kiến trúc sư nổi bật cho phong cách thiết kế Phục Hưng là ai?

Khi nói đến phong cách kiến trúc Phục Hưng không thể không nhắc đến các nhân vật lịch sử sau:

  • Kiến trúc sư Brunelleschi
  • Kiến trúc sư Leon Battista Alberti
  • Kiến trúc sư Andrea Palladio
  • Kiến trúc sư Donato Bramante
  • Kiến trúc sư Michelangelo

Kiến trúc sư Brunelleschi là ai?

Filippo Brunelleschi (1377-1446) là một trong những kiến trúc sư đầu tiên của trường phái Phục Hưng. Ông vốn được đào tạo để trở thành thợ kim hoàn ở quê hương ông Florence. Nhưng ông đã sớm nhận thấy tình yêu dành cho kiến trúc của mình nên đã quyết định đến Rome để tìm hiểu về các công trình cổ xưa.

Ông là người đã hoàn thành mái vòm của nhà thờ Florence Cathedral. Ông đã sử dụng các hệ thống cột thức cổ điển như Doric, Ionic và Corinthian một cách nhất quán. Thoáng nhìn qua dễ nhầm tưởng cấu trúc công trình của Brunelleschi có vẻ đơn giản nhưng thực chất hệ thống nền móng rất cân đối. Ông thường sử dụng một đơn vị đo lường, tỷ lệ trong xuyên suốt cả công trình để tạo sự hài hòa tuyệt đối.

Kiến trúc sư Leon Battista Alberti là ai?

Leon Battista Alberti (1404- 1472) vừa là một kiến trúc sư tài năng vừa là một người nghiên cứu khoa học, nhà soạn nhạc và nhà lý luận hội họa. Ông đã có nhiều luận thuyết trên nhiều lĩnh vực. Đầu tiên phải kể đến luận thuyết Della Pittura về lĩnh vực hội họa. Cuốn sách này đã giải thích các nguyên tắc cơ bản về phối cảnh xa gần đã từng được Brunelleschi phát triển trước đó.

Alberti mong ước được tái thiết lập vẻ đẹp huy hoàng của kiến trúc cổ đại. Trong các thiết kế của ông luôn mang dáng dấp của các đền thờ ở La Mã. tiêu biểu có thể kể đến Tempio Malatestiano (Rimini, 1450) và nhà thờ của Santa Maria Novella (Florence, 1470). Ông quan niệm rằng kiến trúc không chỉ là phương tiện để xây dựng mà nó còn là nghệ thuật kiến tạo và truyền tải thông điệp.

Xem Thêm  Phong cách thiết kế Art & Crafts là gì? Điểm nhấn nội thất thế kỷ 21

Kiến trúc sư Andrea Palladio là ai?

Andrea Palladio (1508- 1580) là kiến trúc sư nổi tiếng với luận thuyết  I Quattro libri dell’architettura. Ông đã thiết kế hai nhà thờ San Giorgio Maggiore (1565) và Il Redentore (1576) ở Venice. Nhưng đến khi nhu cầu xây dựng biệt thự ở thế kỷ XVI, ông đã tập trung vào phát triển thiết kế kiến trúc nhà ở.

Các biệt thự được ông thiết kế thường mang phong cách đồng quê La Mã và đề cao tính đơn giản. Hai công trình mang đậm dấu ấn cá nhân của Palladio là Emo (Treviso, 1559) dành cho công nhân và Rotonda (Vicenza, 1566-70) của tầng lớp quý tộc. Cả hai đều dựa trên tính cân đối của cấu trúc, sự đối xứng qua trục và sự nhất quán rõ ràng.

Kiến trúc sư Donato Bramante là ai?

Donato Bramante (1444-1514) chính là người đã đặt những viên gạch nền tảng cho việc xây dựng nhà thờ Saint Pierre. Thời điểm đó, phương án xây dựng của ông đã đạt giải thưởng. Ông là người bảo vệ luận điểm kiến trúc phải là không gian ba chiều chứ không phải hai chiều.

Khi thiết kế ông chú trọng tới hình khối thay vì mặt phẳng. Bramante là người định hình phong cách thiết kế Phục Hưng chính thống ở Roman. Ông thiết kế mặt bằng kiểu tập trung, nội thất sáng sủa hài hòa, không mang sắc thái thần bí. Những công trình mang phong cách của Bramante như Tempietto (Montori), sân lớn tòa Thánh Vatican, sân Belvederesân Saint Damat.

Kiến trúc sư Michelangelo là ai?

Michelangelo (1475-1564) là một kiến trúc sư đại tài của thời kỳ Phục Hưng. Khả năng sáng tạo của Michelangelo trong mọi lĩnh vực từ điêu khắc, kiến trúc cho tới thơ ca đều đạt đến tầm cao. Ông là một trong những nghệ sĩ có cuộc đời được ghi chép đầy đủ nhất ở thế kỷ XVI. Khi chưa bước sang tuổi 30, ông đã có cho mình được hai tác phẩm để đời là Pietà (Đức Mẹ Sầu Bi)Vua David.

Ông cũng là cha đẻ của hai bức bích họa có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử phương Tây là các cảnh Chúa sáng tạo ra thế giới trên trầnSự phán xét cuối cùng trên bức tường bệ án thờ nhà nguyện Sistine ở Rome. Michelangelo là người tiên phong trong trường phái Mannerism tại thư viện Laurentian. Ông là người kế tục Antonio da Sangallo the Younger và trở thành kiến trúc sư của nhà thờ thánh Peter. Cụ thể, Michelangelo đã thay đổi đồ án, góc phía tây được hoàn thiện theo thiết kế của ông còn phần mái vòm được hoàn thành sau khi ông qua đời với một số chỉnh sửa.

Tham khảo thêm về: nhà thờ Florence Cathedral, nhà thờ của Santa Maria Novella tại Trung tâm lịch sử Firenze trên Wikipedia.

Các giai đoạn của kiến trúc Phục Hưng

Các giai đoạn được chúng tôi tóm tắt như sau:

  • Tiền kỳ Phục Hưng (khoảng 1400-1500)
  • Thịnh kỳ Phục Hưng (khoảng 1500-1525)
  • Hậu kỳ Phục Hưng (thói quen) (khoảng 1520-1600)

Tiền kỳ Phục Hưng (khoảng 1400-1500); thường gọi là Quattrocento

Ở giai đoạn tiền kỳ Phục Hưng, các khái niệm và nguyên tắc cơ bản đã được hình thành. Việc áp dụng các cấu trúc và chi tiết của La Mã được triển khai sau khi các kiến trúc sư nghiên cứu về thời kỳ cổ đại. Nếu như các tòa nhà thời Trung Cổ có không gian được tạo ra bởi trực giác thì ở thời kỳ này chúng được tổ chức lại theo tỷ lệ logic, hình học. Kiểu thiết kế này giúp cho các công trình kiến trúc trở nên hài hòa hơn nhưng vẫn giữ được sự mạnh mẽ vốn có.

Xem Thêm  Lam gỗ trang trí là gì? Giá và các mẫu thiết kế mới nhất

Người tiên phong trong việc phát triển kiến trúc Phục Hưng là kiến trúc sư Filippo Brunelleschi. Ông nhấn mạnh vào trật tự rõ ràng trong thiết kế. Brunelleschi nhận ra rằng kiến trúc cổ La Mã có tính chất toán học trong khi đó kiến trúc Gothic hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này.

Nhà thờ Santo Spirito là công trình nổi tiếng của Brunelleschi
Nhà thờ Santo Spirito là công trình nổi tiếng của Brunelleschi

Thịnh kỳ Phục Hưng (khoảng 1500-1525)

Vào thời kỳ đỉnh cao của phong cách thiết kế Phục Hưng, các khái niệm cổ điển được phát triển thuần thục hơn. Các công trình được trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ hơn trước. Người mở đường cho việc áp dụng kiến trúc cổ điển vào các tòa nhà đương thời là kiến trúc sư Bramante. Các thiết kế của ông có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Ý trong thế kỷ XVI.

Piazza Ducale được thiết kế bởi Donato Bramante.
Piazza Ducale được thiết kế bởi Donato Bramante.

Hậu kỳ Phục Hưng (thói quen) (khoảng 1520-1600)

Giai đoạn hậu kỳ Phục Hưng khoảng 1520 – 1600, các kiến trúc sư đã tự do sáng tạo với phong cách cá nhân, vượt ra khỏi những khuôn mẫu của thời kỳ trước. Các lý tưởng hài hòa trong thiết kế đang nhường chỗ cho sự sáng tạo. Đặc biệt phải kể đến việc sử dụng hình thức kiến trúc để nhấn mạnh mối quan hệ vững chắc và không gian. Các công trình thời kỳ này nổi bật với thiết kế mái vòm và cột nhiều tầng trước nhà. Phong cách kiến trúc này gắn liền với tên tuổi của kiến trúc sư Michelangelo. Ông là người phát minh ra “Đế khổng lồ”, cách gọi một trụ lớn trải dài từ dưới lên đỉnh của một mặt tiền.

Một số công trình tiêu biểu của phong cách thiết kế Phục Hưng

Những công trình tiêu biểu của phong cách thiết kế Phục Hưng đa số được bảo tồn và gìn giữ tại Italia.

  • Thánh đường Santa Maria del Fiore
  • Quảng trường Piazza del Campidoglio
  • Nhà thờ St.Peter (Basilica di San Pietro)

Thánh đường Santa Maria del Fiore

Thánh đường Santa Maria del Fiore được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIII tại Ý. Công trình này mang những nét đặc trưng của kiến trúc Phục Hưng giai đoạn đầu. Bên ngoài thánh đường được trang trí rực rỡ với một mái vòm khổng lồ làm bằng gạch đỏ và một tháp chuông hình khối cao chót vót.

Đi vào bên trong, lối kiến trúc này khiến người xem mãn nhãn với những họa tiết được chạm khắc tỉ mỉ, những bức tranh mang đậm dấu ấn thời đại. Nhìn từ xa thánh đường chẳng khác nào một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ của một vương quốc cổ xưa.

Thánh đường Santa Maria del Fiore được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIII
Thánh đường Santa Maria del Fiore được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIII

Quảng trường Piazza del Campidoglio

Quảng trường Piazza del Campidoglio đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1987. Thời trung cổ, nơi đây từng là trung tâm nghệ thuật của thế giới.

Công trình kiến trúc hoành tráng, mỹ lệ này được xây dựng giữa hai đỉnh của đồi Campidoglio. Đây là chính xác là một trong những ngọn đồi đẹp nhất Roma. Kiến trúc sư Michelangelo đã đặt trọn tâm huyết để tạo ra những chi tiết, hình ảnh đẹp nhất cho quảng trường kỳ vĩ này.

Quảng trường Piazza del Campidoglio là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc Phục Hưng
Quảng trường Piazza del Campidoglio là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc Phục Hưng

Nhà thờ St.Peter (Basilica di San Pietro)

Nhà thờ thánh Peter là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. Nhà thờ có vẻ ngoài tuyệt đẹp với một gian giữa lớn và mái vòm cao huyền thoại mang tính biểu tượng của nhà nước Vatican. Khi bước vào bên trong, những bức bích họa và bức tranh ghép của Bernini và Giotto dần dần hiện ra trước mắt. Nơi đây có thiết kế đậm nét cổ điển thời kỳ Phục Hưng và ảnh hưởng của Thiên chúa giáo.

Nhà thờ St.Peter với vẻ đẹp có một không hai
Nhà thờ St.Peter với vẻ đẹp có một không hai

Đến tận bây giờ, khó có khuynh hướng kiến trúc nào vượt qua được những nốt thăng trong phong cách thiết kế Phục Hưng. Những công trình của lối kiến trúc này vẫn luôn là biểu tượng nghệ thuật bất diệt theo thời gian.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *