Bạn đã biết kích thước phong thủy cửa nhà vệ sinh WC, Toilet, phòng tắm là bao nhiêu? Con số này được tính như thế nào? Cùng Nguyễn Dũng Royal tìm hiểu ngay!
Trong khoa học phong thủy, nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều uế khí, tập trung nguồn năng lượng xấu. Nếu thiết kế không bố trí cẩn thận sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong nhà. Trong đó, kích thước cửa nhà vệ sinh là yếu tố gia chủ cần quan tâm. Tuy vậy, trên thực tế không nhiều người nắm được những con số đó là bao nhiêu. Hiểu được điều này qua thực tế thiết kế công trình cho rất nhiều khách hàng, Nguyễn Dũng Royal sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin về kích thước cửa nhà vệ sinh theo phong thủy.
Mục Lục Bài Viết
Kích thước cửa nhà vệ sinh, phòng tắm, WC, Toilet chuẩn theo phong thủy 2021
Cửa không chỉ có tác dụng kết nối không gian nhà vệ sinh với các không gian khác trong nhà. Xét về mặt phong thủy, kích thước cửa là một trong những yếu tố quyết định đến phong thủy phòng tắm. Việc xác định kích thước cửa nhà vệ sinh cần căn cứ trên nhiều yếu tố như diện tích nhà vệ sinh, sự cân bằng với các không gian liền kề,… và cả khía cạnh phong thủy.
Kích thước phong thủy chuẩn cho cửa phòng tắm, WC, Toilet, nhà vệ sinh
Qua nghiên cứu tổng quan những yêu cầu trên, các chuyên gia đã đưa ra kích thước cửa nhà vệ sinh chuẩn nhất theo phong thủy. Cụ thể số đo tiêu chuẩn của chiều cao, chiều rộng, kích thước lọt lòng cửa nhà vệ sinh đang được áp dụng phổ biến như sau:
- Chiều cao cửa nhà vệ sinh: Theo phong thủy, khi thiết kế nội thất nhà vệ sinh nên lưu ý chiều cao cửa trong các mức 2m, 2.1m, 2.2m hoặc 2.3m. Kích thước này tùy vào không gian mỗi nhà, tuy nhiên nên được làm cao bằng cửa phòng ngủ. Kích thước lọt lòng được tính toán theo thước Lỗ Ban nên là 2.15m hoặc 2.35m. Trường hợp thiết kế phòng vệ sinh có hệ thống thông gió phía trên cửa, nên cộng thêm 300mm hoặc 450mm vào chiều cao cửa.
- Chiều ngang cửa nhà vệ sinh: Kích thước chiều ngang cửa nhà vệ sinh được các kiến trúc sư khuyên nên từ 0.7m đến 0.9m. Về kích thước lọt lòng sẽ từ 0.69m – 0.81m.
Cách tính kích thước cửa phòng tắm, nhà vệ sinh, WC, Toilet theo phong – thông thủy
Bên trên là các con số tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến trong thiết kế cửa nhà vệ sinh hợp phong thủy. Tuy nhiên, để tính toán chính xác hơn, phù hợp với không gian mỗi nhà, gia chủ có thể tham khảo cách tính kích thước cửa nhà vệ sinh theo kích thước thông thủy.
Kích thước thông thủy hay kích thước lọt lòng, lọt sáng, lọt gió là khái niệm để chỉ khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của cửa. Kích thước thông thủy và kích thước cửa nhà vệ sinh có mối liên hệ chặt chẽ. Kích thước thông thủy với những số đo đẹp sẽ giúp gia chủ đón nhiều tài lộc, may mắn. Ngược lại, nếu kích thước thông thủy xấu, điều xui xẻo dễ đến với các thành viên trong gia đình.
Công thức tính kích thước thông thủy
Để tính toán kích thước thông thủy, bạn có thể dựa vào công thức sau:
- Chiều cao thông thủy = Chiều cao bộ cửa – Độ dày khuôn
- Chiều rộng thông thủy = Chiều rộng bộ cửa – 2 x Độ dày khuôn
Sau khi tính toán được con số cụ thể, hãy tiếp tục đối chiếu với thước lỗ ban. Bằng cách này bạn sẽ xác định được kích thước thông thủy cửa nhà vệ sinh có đẹp hay không. Mời bạn tham khảo bài viết sau nếu chưa biết thước lỗ ban là gì?
Cách tính kích thước cửa nhà vệ sinh theo phong thủy thước lỗ ban
Không chỉ được dùng để xác định kích thước thông thủy cửa nhà vệ sinh đẹp hay xấu, thước lỗ ban nhìn chung còn phát huy tác dụng giúp gia chủ chọn được kích thước cửa nhà vệ sinh hợp phong thủy.
Thước lỗ ban là gì?
Thước lỗ ban là một loại thước chuyên dùng để đo khi xây dựng nhà cửa, mồ mả (mộ phần) cho hợp phong thủy. Trên thước lỗ ban có chia các thông số đo và đánh dấu các cung giúp phân biệt khoảng tốt, khoảng xấu để người thợ chọn được thiết kế nội thất đẹp hoặc biết khoảng cách nào xấu nên tránh theo quan niệm phong thủy. Tham khảo thêm: Phong thủy nhà ở cho người mới tìm hiểu.
Cũng bởi vậy, sử dụng thước Lỗ Ban trong tính toán kích thước cửa nhà vệ sinh sẽ giúp bạn chọn được kích thước đẹp (ứng với màu đỏ) và tránh những cung xấu (màu đen).
Các loại thước lỗ ban thường được sử dụng là gì?
Phải nói thêm ở đây là thước Lỗ Ban có đến 3 loại, nên khi đo phải sử dụng đúng thước.
- Thước Lỗ Ban để đo kích thước thông thủy cho phòng tắm là loại 52.2cm. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng loại thước này để đo các khoảng thông thủy khác áp dụng với cửa chính, cửa sổ, ô thoáng,…
- Thước Lỗ Ban 42.9cm để đo khối đặc, sử dụng với các món đồ nội thất hoặc các chi tiết như bậc, bếp,…
- Thước lỗ ban 38.8cm dùng để đo kích thước âm trạch: tiểu quách, mồ mả,… và đặc biệt là trong xác định kích thước bàn thờ.
Chi tiết về các loại thước lỗ ban này mời bạn xem nội dung sau:
- Hướng dẫn cách xem và phân biệt thước lỗ ban
Cách dùng thước lỗ ban tính kích thước phong thủy cửa phòng tắm
Để tính toán được kích thước cửa nhà vệ sinh hợp phong thủy, gia chủ nên chọn kích thước với các số đo nằm trong dải cung tốt. Bạn cần tránh những con số rơi vào dải cung xấu. Kích thước lọt lòng theo thước lỗ ban phong thủy 52,2cm nên là 2.15m – 2.35m.
Lưu ý gì khi chọn kích thước phong thủy phòng tắm?
Để tổng kết lại, gia chủ muốn chọn được kích thước cửa nhà vệ sinh nói riêng, kích thước nhà vệ sinh theo phong thủy nói chung nên lưu ý các yếu tố sau:
- Chú ý về kích thước phong thủy cửa nhà vệ sinh
- Lưu ý về kích thước phong thủy phòng tắm
Bằng cách này công trình phòng tắm sẽ hài hòa cả 3 yếu tố: công năng, thẩm mỹ và phong thủy.
Chú ý kích thước cửa nhà vệ sinh
Khi xác định kích thước cửa gia chủ cũng cần quan tâm đến một số yếu tố khác.
- Kích thước cửa nhà vệ sinh và phòng ngủ nên tương xứng với nhau. Đặc biệt quan trọng trong trường hợp bắt buộc phải thiết kế gần nhau. Tránh trường hợp cửa cao, cửa thấp, gây mất thẩm mỹ.
- Kích thước cửa cũng cần đảm bảo để các thành viên trong gia đình di chuyển thuận tiện.
- Chất liệu cửa bằng gỗ hay bằng nhôm sẽ có kích thước bao khung khác. Điều này sẽ làm thay đổi kích thước cửa nhà vệ sinh cũng như kích thước lọt lòng theo thước Lỗ Ban.
Lưu ý kích thước phòng vệ sinh
Như Nguyễn Dũng Royal đã chia sẻ, kích thước cửa nhà vệ sinh của mỗi nhà còn phụ thuộc vào diện tích. Để gia chủ có thêm thông tin để lựa chọn kích thước phong thủy cửa tương xứng với diện tích phòng, dưới đây là 3 loại kích thước nhà vệ sinh, WC, Toilet và phòng tắm tiêu chuẩn:
- Kích thước nhà vệ sinh không gian nhỏ
- Kích thước nhà vệ sinh không gian vừa
- Kích thước nhà vệ sinh không gian lớn
Cụ thể như sau:
Kích thước phòng tắm cho nhà có diện tích nhỏ
Thiết kế phòng vệ sinh nhỏ thường có diện tích dao động trong khoảng từ 2.5m2 đến 3m2. Con số này đã là kích thước tối thiểu. Vì vậy, cho dù diện tích nhỏ, gia chủ cũng nên bố trí cân đối. Không nên thu hẹp không gian nhà vệ sinh bởi điều này sẽ khiến không gian trở nên chật chội, gây cảm giác bức bí khi sử dụng.
Kích thước phòng tắm vừa
Kích thước nhà vệ sinh vừa 4m2 đến 6m2 là kích thước phổ biến của các không gian nhà vệ sinh có diện tích vừa phải. Nhà vệ sinh với kích thước này cũng vừa vặn để bố trí các vật dụng phòng tắm như bồn cầu, bồn rửa mặt Lavabo, vòi hoa sen hoặc một số món đồ thi công nội thất như tử đựng đồ nhỏ,…
Kích thước phòng tắm lớn
Tiêu chuẩn nhà vệ sinh kích thước lớn thường có diện tích trong khoảng từ 10m2 đến 11m2 trở lên. Với kích thước này, phòng vệ sinh cỡ lớn thường xuất hiện trong thiết kế biệt thự, thiết kế nhà phố. Gia chủ hoàn toàn có thể trang trí nội thất với nhiều món đồ từ bồn cầu, bồn tiểu nam, Lavabo, bồn tắm đến tủ gương, máy sấy tay, máy xông hơi,…
Thông số kích thước nhà vệ sinh bạn cần chú ý
Để thiết kế phòng vệ sinh hợp phong thủy, bên cạnh các thông số về kích thước cửa nhà vệ sinh, diện tích nhà vệ sinh bạn cũng nên tham khảo thêm một số kích thước khác. Cụ thể đó là:
- Kích thước cửa thông gió thoáng nhà vệ sinh, WC, toilet
- Kích thước gạch lát nền nhà vệ sinh, WC, toilet
- Kích thước gạch ốp tường nhà vệ sinh, WC, toilet
- Thông số tiêu chuẩn khi sắp xếp các đồ dùng trong nhà vệ sinh, WC, toilet
Cụ thể như sau:
Kích thước cửa thông gió thoáng phòng tắm
Để đảm bảo cho nhà vệ sinh luôn thông thoáng, tránh tích tụ uế khí, thiết kế cửa thông gió là cách làm hiệu quả. Tùy thuộc vào diện tích nhà vệ sinh nhỏ, vừa hay lớn mà có kích thước ô thoáng tương ứng. Bạn có thể tham khảo kích thước lần lượt là:
- Chiều cao 1.9 – 2.1 – 2.3m
- Chiều rộng là 0.68 – 0.82 – 1.02m
Kích thước này được đánh giá là vừa hợp phong thủy vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Kích thước gạch lát nền phòng vệ sinh
Việc chọn gạch lát nền nhà vệ sinh không chỉ chú ý đến hoa văn, họa tiết mà còn cần xem xét kích thước để đảm bảo cân đối, hài hòa với không gian. Lời khuyên từ các kiến trúc sư khi thiết kế nội thất phòng tắm nên sử dụng gạch có kích thước vuông 20x20cm. Bề mặt gạch nên có độ sần nhất định sẽ phát huy hiệu quả chống trơn trượt.
Kích thước gạch ốp tường phòng vệ sinh
Với gạch ốp tường, 1991 Architecture & Design Studio khuyên bạn nên sử dụng gạch có kích thước 20x20cm hoặc 20x30cm. Lưu ý nhỏ cho bạn khi ốp gạch tường, hãy để một khoảng trống nhất định và trang trí bằng sơn, thay vì ốp gạch lên tới sát trần.
Thông số tiêu chuẩn khi sắp xếp các đồ dùng trong phòng vệ sinh
Khi thiết kế phòng vệ sinh có rất nhiều món đồ cần bạn bố trí hợp lý như bồn cầu, Lavabo, bồn tắm, vòi sen,… Việc đặt các vật dụng này ở vị trí nào? Khoảng cách với mặt sàn bao nhiêu? Bạn cũng cần được tính toán cẩn thận.
- Theo đó, với chậu rửa, nên đặt ở vị trí cách mặt sàn từ 82cm đến 85cm. Con số này vừa đẹp theo phong thủy vừa thuận tiện trong sử dụng. Người dùng không phải cúi quá sâu, gập người, dễ gây đau mỏi lưng.
- Với vòi tắm sen nên cách mặt đất 75 đến 80cm.
- Chiều cao của bát sen sẽ trong khoảng 170cm đến 175cm.
- Khi đặt móc treo quần áo nên gắn ở độ cao 165cm đến 170cm so với mặt sàn.
Nhìn chung, việc xác định kích thước cửa nhà vệ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó đòi hỏi chủ nhà phải có kiến thức nhất định. Đôi khi chọn sai kích thước cũng có thể ảnh hướng đến phong thủy, cơ nghiệp. Do đó, khi xây mới hay sửa sang lại phòng tắm, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn để có được kích thước cửa nhà vệ sinh hợp phong thủy, đảm bảo tính thẩm mỹ lại thuận tiện trong sử dụng.