Phong cách Scandinavian là gì? Vì sao gọi là vẻ đẹp của thiết kế tối giản?

Scandinavian Country mang đến sự bình dị, mộc mạc. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Scandinavian hướng đến không gian sống tối giản, tiện nghi nhưng không kém phần hiện đại, tinh tế.

Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian được rất nhiều người lựa chọn để thi công nhà phố, chung cư. Sự đơn giản trong lối kiến trúc này không những không đem đến sự nhàm chán mà còn vô cùng hấp dẫn, tinh tế. Scandinavian mang lại một không gian sống đáng mơ ước.

Phong cách thiết kế Scandinavian được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách thiết kế Scandinavian được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách Scandinavian là gì?

Scandinavia là gì?

Scandinavia là nhóm các nước thuộc khu vực Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy. Nơi đây được bao bọc bởi bốn vùng biển lớn là biển Bắc, biển Na Uy, biển Baltic, biển Barent. Những quốc gia này quanh năm lạnh giá, tuyết phủ trắng xóa. Đặc trưng khí hậu đã trở thành nguồn cảm hứng hình thành nên phong cách thiết kế Scandinavian.

Các quốc gia thuộc vùng Scandinavia. (Ảnh sưu tầm)
Các quốc gia thuộc vùng Scandinavia. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Scandinavian là gì?

Phong cách thiết kế Scandinavian hay phong cách kiến trúc Bắc Âu tập trung vào vẻ đẹp, tối giản và tiện dụng. Sự cân bằng ba yếu tố đó đã tạo nên một không gian sống hiện đại, ấm cúng. Phong cách Scandinavian bao gồm hai trường phái: Phong cách Scandinavian nông thônScandinavian CountryPhong cách Scandinavian hiện đạiScandinavian Modern.

Scandinavian Country

Scandinavian Country là phong cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong các thiết kế luôn chứa đựng sự tương phản màu sắc, ánh sáng. Đặc trưng trong các căn phòng Scandinavian Country chính là đồ nội thất bằng gỗ kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên tạo nên sự mộc mạc, bình yên.

Scandinavian Country mang đến sự bình dị, mộc mạc. (Ảnh sưu tầm)
Scandinavian Country mang đến sự bình dị, mộc mạc. (Ảnh sưu tầm)

Scandinavian Modern

Scandinavian Modern là phong cách đề cao sự đơn giản, tập trung vào thiết kế nội thất. Các món đồ hiện đại được ưa chuộng trong trường phái này, mang đến cuộc sống tiện nghi.

Scandinavian Modern với những món đồ nội thất hiện đại. (Ảnh sưu tầm)
Scandinavian Modern với những món đồ nội thất hiện đại. (Ảnh sưu tầm)

Lý do thiết kế nội thất phong cách Scandinavian được yêu thích?

Phong cách thiết kế Scandinavian được nhiều người yêu trong thời gian gần đây. Khi nhắc tới phong cách này người ta sẽ nghĩ ngay đến ba yếu tố tối giản, mộc mạc và tính ứng dụng cao. Các thiết kế đơn giản nhưng lại sở hữu những chức năng vô cùng tinh tế. Đường nét toát lên được sự sang trọng đầy kín đáo khiến không gian trở nên ấm áp, giản dị. Chính vì thế nên Scandinavian không kén không gian, phù hợp với thiết kế căn hộ có diện tích hạn chế và thi công biệt thự rộng lớn.

Phong cách Scandinavian mang đường nét đơn giản, sang trọng. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Scandinavian mang đường nét đơn giản, sang trọng. (Ảnh sưu tầm)

Lịch sử của phong cách thiết kế Bắc Âu – Scandinavian

Khi nói đến lịch sử của thiết kế nội thất Bắc Âu – Scandinavian, Nguyễn Dũng Royal xin liệt kê theo các giai đoạn sau:

  1. Thời kỳ kết thúc chủ nghĩa lãng mạn Romanticism
  2. Art Nouveau, Art Deco và chiến tranh thế giới thứ I
  3. Chiến tranh thế giới thứ II và phong cách hiện đại
  4. Ngày mới của phong cách châu Âu hiện đại
  5. Sự ra đời của phong cách thiết kế Scandinavian
  6. Phong cách Scandinavian trong thiết kế nội thất
  7. Đồ nội thất theo phong cách thiết kế Bắc Âu Nordic

Chi tiết các giai đoạn như sau:

Thời kỳ kết thúc chủ nghĩa lãng mạn Romanticism tại Bắc Âu

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động tới nhiều lĩnh vực và nhanh chóng lan rộng ra quy mô toàn cầu. Nghệ thuật cũng không nằm ngoài vòng tròn này. Chủ nghĩa hiện đại Modernismchủ nghĩa công nghiệp Industrialism đã ra đời, đánh dấu cột mốc mới cho lịch sử nhân loại.

Trái ngược với xu hướng phát triển hiện đại của ngành công nghiệp, có không ít trường phát nghệ thuật truyền thống đã xuất hiện. William Morris là một ví dụ điển hình. Các tác phẩm của ông tập trung vào các họa tiết tái hiện lại vẻ đẹp của thiên nhiên.

Morris đã nỗ lực gìn giữ những giá trị nghệ thuật của thời kỳ trước hay chủ nghĩa lãng mạn Romanticism. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong cách Art Nouveau trong giai đoạn này.

Giấy dán tường được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của William Morris. (Ảnh sưu tầm)
Giấy dán tường được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của William Morris. (Ảnh sưu tầm)

Art Nouveau, Art Deco và chiến tranh thế giới thứ I

Vào giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ I, phê bình nghệ thuật đã trở thành một phần của đời sống xã hội. Những phong trào nghệ thuật nổi tiếng như Bauhaus (Đức), chủ nghĩa kiến tạo (Nga), phong trào văn hóa Dada (Thụy Sỹ),… đều phủ nhận các quan niệm truyền thống.

Xem Thêm  Gỗ gụ là gì? Giá bao nhiêu? Tìm hiểu từ A đến Z về gỗ gụ

Tới khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1918, những trường phái này có dấu hiệu suy yếu. Lúc này đã xuất hiện những thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên theo phong cách Art Nouveau.

Mặc dù đã phải chịu hậu quả do chiến tranh gây ra nhưng Art Nouveau đã từng được biết đến như một phong cách mang tính biểu tượng trong những năm đầu thế kỷ XX. Hiểu một cách ngắn gọn thì phong cách này vượt ra khỏi các kiến trúc hiện có.

Năm 1925, chủ nghĩa thiết kế tự nhiên Art Nouveau đã được thay đổi bởi các thiết kế theo hướng công nghiệp của Art Deco. Đây được xem là một phong cách được dành riêng cho tầng lớp quý tộc và được chấm dứt hoàn toàn khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra.

Phong cách Art Deco mở ra giai đoạn kế tiếp của kiến trúc châu Âu sau khi chiến tranh chấm dứt. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Art Deco mở ra giai đoạn kế tiếp của kiến trúc châu Âu sau khi chiến tranh chấm dứt. (Ảnh sưu tầm)

Chiến tranh thế giới thứ II và phong cách hiện đại

Những vết nứt trong cấu trúc xã hội già cỗi của giới quý tộc châu Âu đã dần lộ rõ trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ I và đã sụp đổ hoàn toàn trong chính chiến tranh thế giới thứ II. Các nước đế quốc châu Âu vẫn nuôi tham vọng thực dân hóa châu Phi, châu Á và Nam Mỹ và đã phải chịu hậu quả.

Nghệ thuật và xã hội châu Âu đã có sự dịch chuyển và tác động thiết kế nội thất cao cấp. Trong giai đoạn này, thiết kế nội thất chú trọng vào hoa văn, vật liệu. Địa vị xã hội của gia chủ được thể hiện qua mức độ phức tạp hoặc phô trương của thiết kế. Do phải chịu tác động từ chiến tranh nên quan điểm đó đã bắt đầu thay đổi và được kế nhiệm bởi phong cách hiện đại.

Phong cách hiện đại đã làm thay đổi quan điểm nghệ thuật (Ảnh sưu tầm)
Phong cách hiện đại đã làm thay đổi quan điểm nghệ thuật (Ảnh sưu tầm)

Ngày mới của phong cách châu Âu hiện đại

Hai cuộc chiến tranh thế giới đã làm thay đổi cục diện thế giới. Con người dường như có lối suy nghĩ thoáng hơn về nhiều mặt. Và ngành kiến trúc cũng đã tìm ra được giải pháp cho phong cách chung của thế giới nhờ sự ra đời của phong trào nghệ thuật Bauhaus.

Phong trào nội thất Bauhaus được xem là tiếng nói chung của kiến trúc thế giới lúc bấy giờ. (Ảnh sưu tầm)
Phong trào nội thất Bauhaus được xem là tiếng nói chung của kiến trúc thế giới lúc bấy giờ. (Ảnh sưu tầm)

Tư tưởng của xã hội dân chủ đã xuất hiện trên toàn châu Âu làm dịch chuyển cả những nhận thức về cái đẹp và địa vị cũ. Quan niệm cái đẹp chỉ dành cho tầng lớp quý tộc đã không còn nữa thay vào đó mọi người đều có thể tiếp cận với những sản phẩm đó với mức chi phí hợp lý.

Ngoài ra, sau chiến tranh thế giới thứ II các quốc gia vùng Scandinavia đã xích lại gần nhau hơn. Điều này đã tác động tới lĩnh vực thiết kế thi công nội thất khi hàng loạt cuộc hội thảo đã diễn ra tại vùng này.

Sự ra đời của phong cách thiết kế Scandinavian

Scandinavia phải chịu khí hậu khắc nghiệt nên người ta tập trung vào việc đáp ứng các tiện ích và tối giản trang trí. Bên cạnh đó, chủ nghĩa công năng trong phong trào nghệ thuật Bauhaus cũng tác động tới phong cách Scandinavian. Việc xây dựng phong cách Scandinavian đã chớm nở từ những năm 1940 nhưng phải tới những năm 1950 phong cách này mới được công nhận.

Phong cách thiết kế Scandinavian tập trung vào sự tối giản, công năng. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách thiết kế Scandinavian tập trung vào sự tối giản, công năng. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách Scandinavian trong thiết kế nội thất

Khi xu hướng thiết kế của vùng Scandinavia được giới thiệu rộng rãi cũng là lúc phong cách thiết kế Scandinavian nhận được sự công nhận của thế giới. Sự tập trung vào những giá trị bền vững đang mang đến một làn gió mới trong phong cách này. Bên cạnh đó, sự sắp xếp gọn gàng và đơn giản tạo cảm giác ấm cúng là lối sống Hygge hay chính là mục tiêu của các căn nhà theo phong cách Scandinavian.

Phong cách thiết kế Scandinavian đã mang đến một làn gió mới. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách thiết kế Scandinavian đã mang đến một làn gió mới. (Ảnh sưu tầm)

Đồ nội thất theo phong cách thiết kế Bắc Âu Nordic

Phong cách thiết kế Scandinavian sở hữu những món đồ nội thất đặc trưng của vùng Bắc Âu. Các mẫu thiết kế cách đây hàng trăm nhưng vẫn còn được yêu thích ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Điển hình là những mẫu ghế Swan, ghế bành của Alvar Aalto, ghế hình quả trứng và hình giọt nước của Arne Jacobsen,…

Những chiếc ghế đặc trưng của phong cách Bắc Âu. (Ảnh sưu tầm)
Những chiếc ghế đặc trưng của phong cách Bắc Âu. (Ảnh sưu tầm)

Đặc trưng của phong cách nội thất Scandinavian

Đặc trưng cho phong cách thiết kế nội thất Scandinavian bao gồm:

  1. Chất liệu sử dụng
  2. Màu sắc sử dụng
  3. Đặc trưng về ánh sáng
  4. Các yếu tố trang trí
  5. Đồ nội thất

Chất liệu sử dụng trong phong cách thiết kế Scandinavian

Chất liệu xuất hiện nhiều nhất trong phong cách nội thất Scandinavian là gỗ. Khi sử dụng gỗ trong thiết kế khiến cho căn nhà trở nên ấm cúng hơn. Bên cạnh đó, gỗ còn mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Đá cũng là một chất liệu được trong phong cách thiết kế Scandinavian.

Loại đá sử dụng trong kiến trúc này thường là những khối đá trắng tinh khiết để trang trí vách ốp tường hay bề mặt bếp. Lưu ý rằng Scandinavian không đưa đá Marble vào trong các thiết kế nội thất chung cư, nhà phố. Thêm vào đó, để thêm phần sang trọng cho căn nhà theo phong cách Bắc Âu người ta còn khéo léo sử dụng các loại lông thú.

Gỗ là chất liệu được ưa chuộng trong phong cách thiết kế Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Gỗ là chất liệu được ưa chuộng trong phong cách thiết kế Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Màu sắc sử dụng trong phong cách Scandinavian

Thiết kế nhà phố, chung cư theo phong cách thiết kế Scandinavian thường nổi bật lên với gam màu trắng tinh khôi. Màu sắc giống như tuyết khiến cho người ta cảm thấy gần gũi thân thuộc. Đồng thời, dễ dàng đánh lừa thị giác về sự cơi nới của không gian.

Một lý do khác khiến màu trắng được ưa chuộng trong các thiết kế Scandinavian chính là tạo sự tương phản ánh sáng tốt, thích hợp cho mùa đông thiếu ánh nắng ở vùng Bắc Âu. Bên cạnh đó, để giảm bớt phần đơn điệu của không gian, kiến trúc sư còn kết hợp màu trắng với các gam màu khắc như đen, kem, xám, xanh ngọc,… Việc trung hòa màu sắc khiến cho căn phòng trở nên tươi sáng, trẻ trung.

Màu trắng đặc trưng của phong cách thiết kế Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Màu trắng đặc trưng của phong cách thiết kế Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Đặc trưng về ánh sáng của thiết kế Scandinavian

Phong cách nội thất Scandinavian khai thác triệt để nguồn sáng tự nhiên. Đây được xem là yếu tố quyết định để hình thành một không gian sống đúng chuẩn Bắc Âu.

Đa phần các căn nhà theo phong cách thiết kế Scandinavian đều có hệ thống khung cửa sổ rộng để đón ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, người kiến trúc sư còn tận dụng tối đa ánh sáng nhân tạo mang lại sự thư giãn, thoải mái cho căn phòng.

Không gian sống của người Bắc Âu khai thác triệt để ánh sáng tự nhiên. (Ảnh sưu tầm)
Không gian sống của người Bắc Âu khai thác triệt để ánh sáng tự nhiên. (Ảnh sưu tầm)

Các yếu tố trang trí của Scandinavian

Scandinavian tập trung vào sự tối giản nên các họa tiết trang trí cũng được đơn giá hóa. Các họa tiết kẻ caro hoặc hoạt tiết hình học được ứng dụng khá rộng rãi trong lối thiết kế này. Bên cạnh đó, cây xanh là một phần không thể thiếu trong phong cách thiết kế Scandinavian.

Các loại cây không chỉ mang ý nghĩa về mặt phong thủy mà còn giúp cho căn phòng trở nên gần gũi với thiên nhiên. Cùng với cây xanh lò sưởi đã trở thành đồ vật xuất hiện phổ biến trong phong cách nội thất Bắc Âu. Những chiếc lò sưởi có vai trò cân bằng nhiệt độ trong phòng và mang lại cảm giác ấm cúng cho căn phòng.

Cây xay được đưa vào trong không gian Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Cây xay được đưa vào trong không gian Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Đồ nội thất theo thiết kế Scandivanian

Đồ nội thất trong phong cách thiết kế Scandinavian thường không quá chú trọng vào các chi tiết. Chúng được sáng tạo nhằm mục đích tối đa hóa công năng. Do đó, khi lựa chọn nội thất theo phong cách Bắc Âu bạn nên tránh những sản phẩm quá cầu kỳ.

Đồ nội thất trong phong cách Scandinavian thường không quá cầu kỳ. (Ảnh sưu tầm)
Đồ nội thất trong phong cách Scandinavian thường không quá cầu kỳ. (Ảnh sưu tầm)

10 cách trang trí nhà theo phong cách thiết kế Bắc Âu – Scandinavian

Nguyễn Dũng Royal xin bật mí 10 cách giúp bạn trang trí nhà theo phong cách này, bạn cần sử dụng:

  1. Sàn gỗ sáng màu
  2. Các bức tường màu trắng
  3. Màu sắc trung tính
  4. Kết hợp các vật liệu tự nhiên
  5. Ánh sáng
  6. Vật liệu
  7. Chọn đồ nội thất hiện đại tối giản
  8. Sự đơn giản nhưng tinh tế
  9. Sofa màu xám
  10. Không gian bếp mở và tối giản
Xem Thêm  Phong cách thiết kế Châu Âu là gì? 9+ mẫu thiết kế nội thất nổi bật

Sàn gỗ sáng màu

Trong phong cách thiết kế Scandinavian, sàn gỗ sáng màu rất được ưa chuộng. Nếu như không có sẵn gỗ màu sáng tự nhiên bạn có thể biến hóa từ những chất liệu gỗ tối màu. Bằng cách chà nhám mặt sàn bằng máy chuyên dụng và sơn lại bằng màu sáng hơn.

Nội dung liên quan có thể bạn muốn tham khảo:

  • Gỗ óc chó là gì?
Sàn gỗ sáng màu là nét riêng của phong cách Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Sàn gỗ sáng màu là nét riêng của phong cách Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Các bức tường màu trắng

Những bức tường trắng là đặc trưng của phong cách thiết kế Scandinavian. Màu trắng chính là phông nền hoàn hảo nhất cho những bức tranh tường hay phụ kiện trang trí. Việc sử dụng gam màu này cũng khiến cho căn phòng trở nên sáng sủa hơn. Đặc biệt, khi bước vào mùa đông vùng Scandinavian thường

Các bức tường màu trắng là phông nền hoàn hảo cho những món đồ trang trí. (Ảnh sưu tầm)
Các bức tường màu trắng là phông nền hoàn hảo cho những món đồ trang trí. (Ảnh sưu tầm)

Màu sắc trung tính

Phong cách thiết kế Scandinavian ưa chuộng những gam màu trung tính. Màu sắc chủ đạo trong phong cách nội thất Bắc Âu chính là gam màu trắng, xám và các màu nhạt điển hình là màu hồng phấn. Khi thiết kế nhà chung cư đẹp theo kiểu Scandinavian chỉ nên sử dụng một hoặc hai màu sắc chủ đạo.

Màu trung tính được sử dụng nhiều trong phong cách Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Màu trung tính được sử dụng nhiều trong phong cách Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Kết hợp các vật liệu tự nhiên

Một đặc điểm của phong cách thiết kế Scandinavian được nhiều người chú trọng chính là kết hợp các vật liệu tự nhiên. Vì thế, bạn dễ dàng bắt gặp những món đồ nội thất bằng gỗ trong các công trình mang phong cách này. Bên cạnh đó các vật liệu tự nhiên khác cũng được đưa vào trong không gian.

Phong cách thiết kế Scandinavian thường kết hợp các vật liệu tự nhiên.(Ảnh sưu tầm)
Phong cách thiết kế Scandinavian thường kết hợp các vật liệu tự nhiên.(Ảnh sưu tầm)

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi thi công nhà theo theo phong cách thiết kế Scandinavian. Bởi vì mùa đông ở các nước Bắc Âu thường kéo dài trong nhiều tháng. Điều này khiến cho nguồn ánh sáng tự nhiên bị hạn chế. Do đó, họ luôn tìm mọi cách để đưa được nhiều ánh sáng vào trong nhà mình nhất.

Xem Thêm  Huyền Không Phi Tinh là gì và cách xem cho nhà ở

Người ta cũng sử dụng các bóng đèn thả trần và bố trí các loại đèn xung quanh để tạo hiệu ứng khuếch tán ánh sáng. Nhờ đó mà những căn phòng kiểu Bắc Âu luôn ngập tràn ánh sáng ngay cả trong điều kiện môi trường thiếu sáng.

Phong cách thiết kế Scandinavian chú trọng vào việc điều chỉnh ánh sáng hài hòa. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách thiết kế Scandinavian chú trọng vào việc điều chỉnh ánh sáng hài hòa. (Ảnh sưu tầm)

Vật liệu

Thực chất không có một nguyên tắc cố định nào quy định về vật liệu của phong cách thiết kế Scandinavian. Nghĩa là bạn có thể kết hợp nhiều loại vật liệu khác nhau để tạo dấu ấn riêng biệt cho ngôi nhà. Vậy nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn thấy nội thất trong nhà người Bắc Âu thường rất đa dạng. Đó có thể là những tấm thảm hoa văn kiểu Ma Rốc hoặc là những chiếc chăn len dày ấm áp,… Mỗi một món đồ đều mang một vẻ đẹp độc đáo riêng.

Vật liệu được sử dụng đa dạng trong các thiết kế Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Vật liệu được sử dụng đa dạng trong các thiết kế Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Chọn đồ nội thất hiện đại tối giản

Phong cách thiết kế Scandinavian luôn dành sự ưu ái cho những món đồ nội thất đơn giản, hiện đại. Chúng không quá cầu kỳ về thiết kế mà tập trung vào hiệu năng của sản phẩm. Mục đích là để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người sử dụng. Có hàng trăm nhà cung cấp nội thất hiện đại tối giản trên thị trường để cho bạn lựa chọn. Các thiết kế của Arne Jacobsen, Hans Wegner và George Nelson được đánh giá cao về mức độ phù hợp với xu hướng Bắc Âu.

Đồ nội thất hiện đại là dấu ấn riêng của phong cách Bắc Âu. (Ảnh sưu tầm)
Đồ nội thất hiện đại là dấu ấn riêng của phong cách Bắc Âu. (Ảnh sưu tầm)

Sự đơn giản nhưng tinh tế

Ngay từ ban đầu chúng ta đã nói với nhau rằng phong cách nội thất Scandinavian tập trung vào vẻ đẹp của sự tối giản. Do đó, khi thiết kế bạn cần hạn chế tối đa các phụ kiện trang trí. Chỉ cần một vài món đồ làm điểm nhấn cho không gian là đủ. Thậm chí nếu không có nhu cầu bạn có thể để những bức tường trống.

Vừa đơn giản vừa tinh tế là tính từ để chỉ phong cách thiết kế Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Vừa đơn giản vừa tinh tế là tính từ để chỉ phong cách thiết kế Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Sofa màu xám

Những chiếc sofa màu xám đã xuất hiện trong hàng triệu căn phòng theo phong cách Bắc Âu. Màu trung tính của ghế sofa giúp cho căn phòng trở nên hài hòa hơn. Mặc dù không yêu cầu cao về tính chi tiết nhưng các nhà sản xuất cũng đã tung ra thị trường rất nhiều mẫu ghế sofa màu xám phù hợp với phong cách Scandinavian.

Những chiếc sofa màu xám đã quá quen thuộc trong các căn phòng ở vùng Bắc Âu. (Ảnh sưu tầm)
Những chiếc sofa màu xám đã quá quen thuộc trong các căn phòng ở vùng Bắc Âu. (Ảnh sưu tầm)

Không gian bếp mở và tối giản

Không gian bếp mở là nét độc đáo trong phong cách thiết kế Scandinavian. Bởi kiểu kiến trúc này ưa chuộng sự rộng rãi và thoáng đãng. Một căn bếp của người Bắc Âu lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp và nghiễm nhiên không có những món đồ dư thừa. Theo hướng thiết kế này, căn bếp có thể kết nối với các không gian khác một cách trực quan. Từ đó sẽ tối ưu hóa được các tiện nghi trong nhà.

Không gian bếp mở giúp tối ưu hóa các tiện nghi. (Ảnh sưu tầm)
Không gian bếp mở giúp tối ưu hóa các tiện nghi. (Ảnh sưu tầm)

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Scandinavian hot nhất

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Scandinavian phòng khách

Trong phong cách thiết kế Scandinavian, phòng khách thường có diện tích lớn nhất. Tại đây thể hiện đầy đủ những đường nét đặc trưng của Bắc Âu. Các món đồ nội thất được tối giản theo công năng sử dụng. Bên cạnh đó, ánh sáng được tận dụng tối đa mang đến một không gian đầy sức sống. Tìm hiểu thêm: Phong cách thiết kế phòng khách.

Phòng khách sử dụng các gam màu trung tính đặc trưng của phong cách Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Phòng khách sử dụng các gam màu trung tính đặc trưng của phong cách Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Scandinavian phòng ngủ

Phòng ngủ theo phong cách Scandinavian thường mang gam màu trắng đặc trưng của vùng Bắc Âu. Tuy nhiên, không vì thế mà khiến cho căn phòng trở nên lạnh lẽo. Ngược lại, việc khéo léo đưa những món đồ nội thất với chất liệu gỗ vào trong thiết kế khiến cho phòng ngủ trở nên hiện đại, ấm áp ngay cả khi mùa đông lạnh giá đến. Tìm hiểu thêm về: Phong cách thiết kế phòng ngủ.

Phòng ngủ hiện đại, ấm cúng theo phong cách Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ hiện đại, ấm cúng theo phong cách Scandinavian. (Ảnh sưu tầm)

Mẫu thiết kế nội thất phong cách Scandinavian phòng bếp

Phòng bếp trong phong cách nội thất Scandinavian luôn giữ được sự thoáng đãng, hiện đại. Không bó buộc bởi những bức tường, phòng bếp có thiết kế mở tạo sự liên kết với các không gian khác trong nhà. Nội thất trong nhà bếp phải là những món đồ đa năng với thiết kế đơn giản, hiện đại. Tìm hiểu thêm về: Phong cách thiết kế bếp.

Phòng bếp theo phong cách Scandinavian thoáng đãng, hiện đại. (Ảnh sưu tầm)
Phòng bếp theo phong cách Scandinavian thoáng đãng, hiện đại. (Ảnh sưu tầm)

Với những đặc điểm kể trên, không khó để lý giải về sức hấp dẫn của phong cách thiết kế Scandinavian trong suốt nhiều thập kỷ qua. Sức nóng của phong cách Bắc Âu dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mà những bản vẽ thiết kế theo phong cách vẫn đang tăng lên mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *