Nu gỗ có thể bắt gặp ở nhiều nơi, nhưng không phải là loại gỗ tầm thường như bạn nghĩ. Những vòng xoáy, xoắn chun và mắt gỗ xuất hiện trên thớ gỗ tạo ra một kết cấu vân độc đáo, hấp dẫn mà không bất cứ ai có thể tưởng tượng được. Hãy cùng Nguyễn Dũng Royal khám phá gỗ nu là gì? khám phá thú vị về loại gỗ đặc biệt này nhé.
Mục Lục Bài Viết
Gỗ nu là gì?
Nu hay còn được gọi là num, núm là những bộ phận được hình thành từ những thương tật của cây gỗ khi bị sét đánh, chặt chém, bị sâu mọt,… với các chất dinh dưỡng được tích tụ để nuôi dưỡng cho những thương tật lành lại. Những phần này thường có vân và màu sắc tự nhiên rất đẹp khác biệt so với cây gỗ chủ.
Nếu trong các loại đá quý kim cương là thứ quý giá nhất thì trong các loại gỗ, gỗ nu cũng là thứ quý giá nhất. Nu thực chất không phải là một loại cây lấy gỗ như các loại hương, sưa, mun, hoàng đàn … mà thực chất chỉ là một phần “dị tật xấu xí” của cây.
Theo định nghĩa của Wiktionary thì đây là gỗ từ bướu của các cây gỗ quý, cứng, có vân đẹp và được dùng làm bàn ghế hoặc đồ mỹ nghệ.
Nu gỗ được hình thành và phát triển như thế nào?
Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống, cây hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và không khí, dồn một lượng lớn vào nơi bị thương tổn, làm cho nó phát triển khác thường so với những nơi khác trên thân cây. Vì thế, chỗ thương tật phình to ra thành bươu. Độ lớn của bươu phụ thuộc vào cách hấp thụ chất dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây. Nhưng đa phần bươu có đường kính lớn hơn thân cây chủ.
Nói như thế không phải là có thể tạo ra nu bằng cách mà con người có thể can thiệp vào được như dùng dao chặt, làm trầy xướt thân cây. Trên thực tế, tỷ lệ thành nu rất thấp, có khi chỉ tầm khoảng 1% tỷ lệ.
Một số nu gỗ thường quý hiếm: nghiến, trắc, sưa, cẩm lai, hương, gõ, gụ, chiu liu, mun… Điểm khác biệt của các loại gỗ quý đó là vân rất đẹp một cách tự nhiên, chống được mối mọt qua thời gian dài sử dụng, có loại càng lâu càng đẹp.
Gỗ quý đã hiếm, gỗ nu càng hiếm hơn. Nên chọn các nhà sản xuất có kinh nghiệm và tên tuổi uy tín để tránh việc mua phải hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng.
Đặc Điểm Của Gỗ Nu
- Các loại gỗ nu thường gặp gồm Nu Sưa (cây gỗ sưa), Nu Trắc (cây gỗ trắc), Nu Cẩm (cây gỗ cẩm), Nu Ngọc Am (cây ngọc am), Nu Xá Xị (cây xá xị), Nu Hương (cây gỗ hương), Nu Gõ đỏ, Nu Gụ, Nu Nghiến, Nu Mun. Trong các loại nu này thì gỗ Nu Sưa là loại gỗ có giá trị và chất lượng tốt nhất trong tất cả các loại Nu. Với giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng/1kg gỗ Nu Sưa đẹp. Sở dĩ có giá trị cao như vậy bởi loại gỗ này rất quý và hiếm cùng với màu sắc ưa nhìn với những hương thơm tự nhiên hấp dẫn nên rất được ưa chuộng.
- Điểm đặc biệt khiến gỗ Nu trở lên có giá trị chính năm ở phần vân gỗ với rất nhiều các vân gỗ đẹp, tạo nên hoa văn tự nhiên đặc biệt có tính thẩm mỹ cao.
- Màu sắc của gỗ Nu cũng rất đa dạng và đẹp mắt với đủ các loại từ màu mạch nha, vàng chanh, màu mật ong, vàng cẩm và cả màu hổ phách… đem lại sự đa dạng màu sắc và giá trị thẩm mỹ trong chế tác đồ dùng.
- Về độ bền của gỗ Nu có thể đánh giá là vượt trội hoàn toàn so với bất cứ loại gỗ tự nhiên nào khác vì khả năng chịu ẩm mốc tốt, không bị mục nát dù sử dụng trong thời gian dài, không bị mối mọt đảm bảo giá trị sử dụng bền vững theo thời gian.
Phân Loại Gỗ Nu
- Gỗ nu thường gặp nhất ở các cây gỗ quý, có tuổi thọ cây từ hàng chục năm trở lên, có thể tìm thấy chủ yếu trong các rừng già, rừng nguyên sinh.
- Các loại gỗ nu phổ biến nhất là: gỗ nu sưa, nu trắc, nu cẩm, nu xá xị, nu hương, nu gõ đỏ, nu gụ, nu nghiến, nu mun, nu dổi, nu kháo, nu ngọc am, …Phổ biến nhất là nu nghiến, nu hương còn nu sưa, nu trắc thì rất hiếm.
- Trong đó gỗ nu sưa là loại gỗ có giá trị cao nhất, không chỉ bởi độ quý hiếm của loại gỗ này mà còn bởi giá trị thẩm mỹ của gỗ mang lại.
- Hiện nay, gỗ nu hương cũng đang dần có được vị trí cao trong các loại gỗ nu bởi màu sắc và vân gỗ độc đáo của nu gỗ.
Phân Biệt Gỗ Nu Dễ Dàng Nhất
- Gỗ nu do cách thức hình thành và thời gian tích tụ mà có vân như cánh hoa và màu sắc tự nhiên rất đẹp khác xa với thân gỗ chủ. Vân gỗ nu không tuân theo một quy tắc cố định nào, vân xoắn ngẫu nhiên thành các hình thù vằn vện, không có tim gỗ, cứng và khó chế tác. Những đặc điểm trên được sử dụng chung cho tất cả các loại gỗ nu, bạn có thể dựa vào những yếu tố cơ bản này để phân biệt gỗ nu và gỗ thường.
- Cách 1: Đặc điểm của gỗ Nu là các vân gỗ thường khá là giống nhau. Do đó nếu muốn phân biệt gỗ Nu thật hay giả bạn chỉ cần đối chiếu xem vân trên và vân dưới của đoạn gỗ đó có giống nhau hay không. Nếu trên là Nu dưới Nu hay trên Nu dưới vân gỗ xoắn thì đúng là chất gỗ Nu. Còn nếu trên Nu dưới vân gỗ thẳng thì chắc chắn không phải là gỗ Nu.
- Cách 2: Gỗ Nu thường có vân nhỏ, mảnh và thường chạy xoắn theo mắt gỗ với đặc điểm là mỗi vân gỗ mảnh của mỗi mắt đều hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy nếu đoạn gỗ Nu nào có vân mảnh và các vân gỗ hoàn toàn khác biệt nhau thì đó chắc chắn là gỗ Nu xịn.
- Cách 3: Gỗ Nu thường có bề mặt rất cứng do đặc thù riêng biệt của việc tạo nên loại gỗ này là việc tích trữ và dồn nén năng lượng nuôi dưỡng của thân cây. Bởi vậy nếu bạn dùng móng tay bấm lên mặt gỗ mà cảm giác cứng, cong móng tay thì đó là gỗ thật. Ngược lại nếu cảm thấy mềm có thể ấn sâu được thì chắc chắn đó là gỗ Nu giả.
Vì sao gỗ nu lại hiếm và đắt tiền?
- Thứ 1: Không phải cứ thân cây lớn là sẽ có nu. Trong hàng trăm cây gỗ lớn sẽ chỉ có 1 số cây được vài mảng nu, thậm chí nhiều loại cây gỗ quý như sưa thì cả trăm cây chỉ gặp được 1 đến 2 cây cho nu.
- Thứ 2: Do cách hình thành và phát triển đặt biệt nên vân gỗ nu không theo 1 sự sắp xếp cố định, vân xoắn ngẫu nhiên tạo ra những hình thù đặc biệt, không có tim gỗ do đó rất khó để chế tác. Ngay cả những nghệ nhân tay nghề cao đôi khi cũng phải ngao ngán với việc chế tác cho loại gỗ này. Nếu không có máy móc hỗ trợ để làm thì cũng phải cho ra đi ít là chục con dao đục. Nay có máy móc thì số đục bị hư cũng giảm đi đáng kể. Và không phải ai cũng dám làm mặc dù giá thợ cao gấp 2-3 lần so với bình thường.
- Thứ 3: Thời gian chuẩn bị trước lúc chế tác lâu. Gỗ nu tuy cứng nhưng nếu việc chế tác không khéo có thể gây nứt vỡ và xuống màu sau 1 thời gian sử dụng. Do đó gỗ phải được áp dụng “phơi sương” bằng cách tối đem phơi sương, sáng mang vô mát trong nhiều tháng liền giúp hơi nước thoát chậm và làm cho các vân gỗ được khít lại không bị tách hay nứt gãy.
- Thứ 4: Tương truyền trong nhân gian cho rằng sở hữu gỗ nu không những chỉ thể hiện đẳng cấp, gia thế mà còn có tác dụng mang lại may mắn, tại lộc và thịnh vương cho gia chủ. Vì thế mà ngày càng có nhiều đại gia không tiếc tiền săn cho được những cặp lục bình, bình phú quý gỗ nu khủng, những pho tượng Di Lặc, Tế Công gỗ nu tinh xảo,…để thể hiện đẳng cấp chơi gỗ của mình.
Chỉ với 4 lý do trên đã có thể lý giải được vì sao giá những sản phẩm từ nu gỗ như lục bình, bình phú quý, tượng gỗ,… lại có giá cao đến như vậy. Đặc biệt đối với những khối nu có kích thước lớn, giá có thể được đưa lên cao hơn rất nhiều do nhiều người cùng muốn sở hữu nó.
Hiện nay giá bán trên thị trường tính theo kg. Đắt hay rẻ tùy theo loại gỗ nu. Ví dụ như nu gỗ Sưa giá khoảng 24-25 triệu 1 kg. Giá rẻ nhất là nu gỗ Nghiến, khoảng 50-70 ngày 1 kg.
Chú ý: Chính vì sự đắt đỏ và quý hiếm của gỗ nu, nên hiện nay trên thị trường có 1 loại máy nhập từ Trung Quốc về có thể vẽ vân nu y như thật, hay 1 số xưởng sản xuất đồ mới có vẽ vân nu giả trên gỗ.
Ứng dụng của gỗ nu
Với những giá trị độc đáo từ chất lượng đến thẩm mỹ, gỗ nu được sử dụng để sản xuất, chế tác nhiều món đồ thủ công mỹ nghệ nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng, trưng bày của nhiều khách hàng.
-
Với những khúc gỗ nu có kích thước lớn thường được làm thành những bộ bàn ghế với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau.
-
Những phần gỗ nu nhỏ hơn hoặc có hình thù kỳ lạ thì sẽ được chế tác thành tượng gỗ, lục bình, đồ phong thủy (thiềm thừ, tượng phật di lặc, tế công,…) đồ trang trí (đĩa, khay trà, đồng hồ, …) vừa mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.
-
Gỗ nu còn được làm thành vòng tay, tràng hạt tâm linh.
Gỗ Nu được sử dụng để sản xuất những món đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ trong đời sống như:
Bàn ghế từ gỗ Nu những bộ bàn ghế được giữ nguyên hình dáng tự nhiên của khối gỗ, mang đến một tác phẩm chân thực và độc đáo gần gũi với đời sống con người.
Lục bình trang trí: Chiếc lục bình bằng gỗ Nu là món đồ trang trí ở nhưng căn nhà có kết cấu cổ điển. Nó thể hiện được trình đồ hiểu biết của gia chủ về nghệ thuật chơi đồ gỗ.
Tác phẩm nghệ thuật phong thủy bằng gỗ Nu nghiến mang hình tượng mảnh hổ đầy quyền uy.
Phật Di Lặc gỗ Nu Kháo
Tượng phật từ gỗ Nu hương thể hiện được không gian nghệ thuật khác biệt, cũng như thể hiện được đẳng cấp của gia chủ.
Vòng tay từ gỗ Nu có giá trị phong thủy, giúp xua đuổi muỗi và côn trùng, mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho người đeo nó.
Giá gỗ nu là bao nhiêu?
- Như nu nghiến còn được gọi ngọc nghiến, gỗ nu là phần tinh túy nhất của gỗ quý giá như đá quý. Vì vậy, cũng không quá khó hiểu khi gỗ nu thường có giá thành “đắt đỏ” thuộc loại bậc nhất trong thị trường gỗ.
- Vì gỗ nu được tìm thấy trên rất nhiều loại cây gỗ khác nhau nên giá cả của mỗi loại nu cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Thông thường, các loại gỗ được tính theo m3, nhưng vì có giá trị quá lớn nên gỗ nu thường được tính theo kg.
-
Rẻ nhất là gỗ nu nghiến khoảng 1,5 – 2 triệu/kg.
-
Gỗ nu sưa là loại đắt nhất, khoảng từ 24 – 25 triệu/kg, tùy loại có giá đến hàng trăm triệu /kg
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là mức giá chung để bạn có thể tham khảo, tùy theo chất lượng gỗ, tuổi đời và nhiều yếu tố khác mà mỗi loại gỗ nu sẽ có mức giá dao động riêng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắm gỗ nu thì cần liên hệ trực tiếp đến đến đơn vị kinh doanh để có được thông tin cụ thể nhất cho từng sản phẩm.
Một số cách để phân biệt vân nu thật hay giả
- Cách 1: Lật mặt dưới của tấm Nu xem vân trên dưới có tương đối giống nhau không. Nếu trên có vân Nu, dưới là vân gỗ chạy thẳng là chắc chắn không phải Nu! Trên là Nu, dưới Nu hay trên là nu, dưới vân gỗ xoắn thì đúng là Nu.
- Cách 2: Dùng đèn Pin soi thật kĩ trong mắt nu mà mình có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì luôn có những vân gỗ nhỏ, rất mảnh chạy xoắn theo mắt nu, và vân gỗ mảnh của mỗi mắt đều khác nhau. Có vân mảnh và luôn khác nhau thì là Nu Thật.
- Cách 3: Dùng món bay bấm lên bề mặt Nu. Đúng gỗ Nu thì bề mặt rất cứng, cong móng tay, còn nếu mặt gỗ có vết móng tay thì không phải Nu.
Nên lựa chọn loại gỗ Nu nào?
- Gỗ Nu có rất nhiều loại gỗ với giá thành có sự chênh lệch rất lớn với giá thành từ vài chục ngàn/ kg cho đến hàng trăm triệu/ kg tùy vào loại gỗ. Bởi vậy nếu yêu thích các sản phẩm từ loại gỗ này bạn nên cân đối với khả năng tài chính của mình. Bởi giá thành của mỗi loại gỗ Nu đều phụ thuộc vào giá trị tự nhiên về hương thơm và màu sắc của loại gỗ đó.
- Do vậy nếu nhu cầu sử dụng của bạn chỉ là để trang trí, không phải thể hiện đẳng cấp có chất lượng quá cao thì chỉ nên chọn các loại Nu gỗ cỡ nhỏ và có giá trị không quá cao. Bởi màu sắc và vân gỗ của các loại gỗ Nu này không có quá nhiều sự khác biệt và sự hấp dẫn của loại gỗ Nu này chính là ở những người nghệ nhân chế tác các sản phẩm từ gỗ Nu.
Một Số Sản Phẩm Từ Gỗ Nu Tuyệt Đẹp
(Tượng Phật Di Lặc gỗ nu hương)
(Đồng hồ gỗ nu hương)
(Dĩa gỗ nu hương)
(Khai trà gỗ nu hương)
(Thiềm thừ (cóc) gỗ nu hương)
(Thiềm thừ (cóc) gỗ nu hương)
(Tượng Tế Công gỗ nu hương)
(Tượng Tế Công gỗ nu hương)
(Tượng Tế Công gỗ nu hương)
(Tượng Tế Công gỗ nu hương)
(Tượng Tế Công gỗ nu hương)
Có thể nói, trong ngành chế tác đồ thủ công và nội thất, ít có loại gỗ nào được yêu thích hơn các sản phẩm của Gỗ Nu. Do đặc tính của chất liệu gỗ và vẻ đẹp tự nhiên của loại gỗ này đối với người sử dụng. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc tính của loại gỗ này, cách phân biệt và lựa chọn các sản phẩm làm từ gỗ Nu. Một lựa chọn tiết kiệm cho bạn và phù hợp với sở thích của bạn. Hãy sở hữu một sản phẩm vừa đẹp vừa hợp túi tiền khi sở hữu loại gỗ tự nhiên đặc biệt này.