Lô gia là gì? Ban công là gì? Sự khác nhau giữa loggia và ban công như thế nào? Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này.
Tránh gây ra sự nhầm lẫn cũng như khúc mắc trong quá trình trao đổi khi xây dựng. Dưới đây, Nguyễn Dũng Royal sẽ chia sẻ chi tiết cho các bạn hiểu rõ hơn về lô gia là gì. Mời các bạn tham khảo!
Mục Lục Bài Viết
Lô gia là gì?
Lô gia là phần hành lang hướng ra ngoài được thiết kế nằm phí bên trong và ăn sâu vào mặt bằng kiến trúc ngôi nhà. Với tên gọi được Việt Hóa bắt nguồn từ tiếng Anh đó là Loggia.
Thiết kế lô gia chỉ có một mặt phía trước hướng ra thiên nhiên. Còn lại xung quanh sẽ là tường che chắn. Ở phía ngoài sẽ có lan can bảo vệ. Phần này được xây bên trong so với mặt tường ngôi nhà.
Hiện nay, trong các kiến trúc nhà hiện đại, người ta thường sử dụng 2 loại lô gia:
- Lô gia gắn liền với khu vực phòng khách, phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ngủ. Khu vực này có chức năng để nghỉ ngơi và thư giãn.
- Lô gia gắn liền với khu vực nhà bếp hoặc nhà vệ sinh, có tác dụng để thông thoáng khí, phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Loggia được thiết kế chủ yếu tại những căn hộ chung cư cao cấp. Tạo cho cảm giác căn phòng mở rộng và thoáng mát.
Ưu điểm của lô gia
- Giúp đảm bảo sự an toàn của các thành viên trong cuộc sống sinh hoạt.
- Có kết cấu sàn vững chắc do nằm ở phía bên trong mặt đứng tòa nhà.
- Có tuổi thọ cao hơn do ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như nắng, mưa,…
- Lô gia có sự linh hoạt về mục đích sử dụng, có thể làm sử dụng cho sinh hoạt, làm khu vực nghỉ ngơi, trang trí,…
Nhược điểm của lô gia
- Bị hạn chế về góc nhìn từ khu vực lô gia.
- Tốn một phần diện tích sàn sinh hoạt do có thiết kế nằm bên trong căn hộ.
Ban công là gì?
Ban công (balcon) là phần thiết kế hành lang phía bên ngoài thiết kế ngôi nhà. Ban công thông thường nằm trên cao xây từ tầng 2 trở lên và nhô ra ngoài tầng gác. Ban công thường có lan can nhìn ra được nhiều phía, được tiếp giáp với phòng phía bên trong bởi cửa thông.
Ban công là phần thiết kế mà rất hay được nhầm lẫn với lô gia. Vậy sự khác nhau giữa 2 loại hình thiết kế hành lang này như nào. Mời các bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây:
Sự khác nhau giữa lô gia và ban công
Thiết kế ban công và lô gia có nhiều đặc điểm chung về kết cấu và công dụng. Chính vì vậy mà dễ gây ra sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm.
Lô gia và ban công cùng có các điểm chung như sau:
- Cùng là khu vực hướng ra phía ngoài và có lan can bảo vệ.
- Kết cấu chịu lực, cùng được cấu tạo từ một loại vật liệu.
- Cùng phải đảm bảo yêu cầu về cách nhiệt, chống thấm, thoát nước nên cấu tạo mặt sàn đều được làm như mái phẳng.
Vậy sự khác nhau cụ thể giữa hai thiết kế này là gì?
Đặc điểm phân biệt | Lô gia | Ban công |
Vị trí | Được xây âm vào phía bên trong mặt tường đứng của công trình. | Được xây dựng nhô ra phía ngoài mặt tường đứng công trình, có kết cấu console. |
Công trình sử dụng | Phù hợp và an toàn để sử dụng cho các kiến trúc nhà cao tầng. | Chỉ sử dụng cho những kiến trúc nhà thấp tầng, biệt thự hoặc ở khu vực tầm cao thấp. Đối với các công trình cao tầng, thiết kế ban công khá nguy hiểm. |
Cấu tạo | Có phần tường chắn phía hai bên và mái che phía trên. | Tường chắn hai bên và mái che có thể có hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ. |
Tầm nhìn | Đứng từ Loggia chỉ có thể nhìn theo một hướng duy nhất do chỉ có 1 mặt tiếp xúc với không gian bên ngoài. | Có 3 mặt tiếp xúc bên không gian bên ngoài nên đứng từ ban công có thể nhìn theo 2-3 hướng. |
Ảnh hưởng của thời tiết | Ít bị hắt nắng, mưa hơn. | Bị nắng, mưa hắt nhiều hơn. |
Như vậy có thể hiểu thiết kế lô gia và ban công tương tự như một hộc ngăn kéo. Nếu ngăn kéo được đóng thì giống thiết kế lô gia, còn khi ngăn kéo mở ra thì trở thành thiết kế ban công.
Các quy định và tiêu chuẩn thiết kế lô gia
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN số 323:2004 có quy định rõ ràng về thiết kế lô gia và ban công đối với nhà cao tầng, cụ thể như sau:
- Chỉ được sử dụng ban công ở các khu vực từ tầng thứ 6 trở xuống. Với những nhà có không gian từ tầng thứ 6 trở lên không được xây dựng ban công mà chỉ được phép xây dựng lô gia.
- Loggia phải có ban công cao từ 1,2m trở lên và không được có phần hở phía dưới chân.
- Đối với nhà từ 3 tầng trở lên, lô gia bắt buộc phải được làm từ các vật liệu chống cháy.
- Khu vực lô gia thường không sử dụng kính chắn toàn bộ. Việc này giúp không gian có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
- Những căn hộ ở tòa chung cư không có thiết kế loggia thì buộc phải có cửa sổ với kích thước lỗ thông thủy tối thiểu 60×60 cm. Việc này giúp đảm bảo khả năng cứu hộ, cứu nạn khi cần.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ lô gia là gì cũng như cách phân biệt lô gia và ban công. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu thêm về phần kết cấu này để có phương án thiết kế phù hợp cho không gian sống của mình.