Sàn gỗ kỹ thuật là gì? Giá bao nhiêu? Các loại sàn gỗ kỹ thuật

Quy cách của gỗ ván sàn kỹ thuật

Hiện nay, sàn gỗ kỹ thuật được ứng dụng ngày càng phổ biến và trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai có nhu cầu thi công, lắp đặt sàn gỗ. Vậy sàn gỗ kỹ thuật là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Bảng giá mới nhất của sàn gỗ kỹ thuật trên thị trường? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc của các bạn. Cùng chúng mình tìm hiểu rõ hơn nhé!

Sàn gỗ kỹ thuật là gì?

Sàn gỗ kỹ thuật còn được gọi là sàn gỗ engineered. Đây là loại sàn gỗ được ghép từ nhiều loại gỗ tự nhiên khác nhau. Nhờ đó, loại sàn gỗ này không chỉ có độ bền ổn định, mà còn có giá trị thẩm mỹ cao và màu sắc đa dạng, bắt mắt. Các loại gỗ được sử dụng rộng rãi để làm sàn gỗ kỹ thuật có thể kể đến như: sồi, óc chó, giáng hương, căm xe, keo tràm, thông, gõ đỏ, teak,…

Sàn gỗ kỹ thuật là gì?
Sàn gỗ kỹ thuật, hay sàn engineered là loại sàn gỗ được ghép từ nhiều loại gỗ tự nhiên khác nhau

Đặc điểm cấu tạo của sàn gỗ kỹ thuật

Về đặc điểm cấu tạo, sàn gỗ kỹ thuật gồm 2 bộ phận là lớp bề mặt và lớp đáy.

  • Lớp bề mặt: Để làm lớp bề mặt của sàn gỗ kỹ thuật, người ta sử dụng các loại gỗ tự nhiên như óc chó, gõ đỏ, thông, keo tràm, căm xe, giáng hương, sồi,… Ván gỗ có độ dày khoảng 2 – 5mm. Sau khi gỗ được gia công thì sẽ được sơn UV hoặc lau dầu. Để tăng thêm tính thẩm mỹ và chống trầy xước cho bề mặt sàn gỗ, người gia công có thể phủ thêm một lớp vân gỗ melamine.
  • Lớp đáy: Cấu tạo và thành phần của lớp đáy rất đa dạng, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Về cơ bản, có những loại đáy sau đây: Lớp đáy Plywood gồm 10 – 15 lớp gỗ tự nhiên có độ dày khoảng 1 – 2mm; lớp đáy HDF gồm 80 – 85% bột gỗ tự nhiên và các chất phụ gia, chất kết dính; lớp đáy được cấu tạo từ những thanh gỗ nhỏ được cắt đầu bánh răng rồi ghép lại với nhau.
Xem Thêm  Tổng hợp mẫu kệ trang trí phòng khách đẹp sang trọng 2023
Đặc điểm cấu tạo của sàn gỗ kỹ thuật
Đặc điểm cấu tạo của sàn gỗ kỹ thuật gồm 2 bộ phận: Lớp bề mặt và lớp đáy

Ưu nhược điểm của sàn gỗ kỹ thuật

Về ưu điểm:

  • Có độ cứng và độ bền ổn định
  • Kích thước, màu sắc phong phú và bắt mắt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
  • Khó bị cong vênh trong quá trình sử dụng
  • Có khả năng kháng nước tốt
  • Đem lại cảm giác chân thực như lúc sử dụng gỗ tự nhiên
  • Tuổi thọ cao, có thể từ 30 – 50 năm
  • Giá cả thấp hơn nhiều so với sàn gỗ tự nhiên

Về nhược điểm:

  • Khả năng chịu lực kém hơn so với sàn gỗ tự nhiên
  • Nếu không có lớp phủ bề mặt thì sàn gỗ dễ bị trầy xước
  • Bề mặt sàn gỗ kỹ thuật khá mỏng nên ta không thể chà nhám nhiều lần
Ưu nhược điểm của sàn gỗ kỹ thuật
Sàn gỗ kỹ thuật khá phong phú về kích thước, màu sắc, tuy nhiên có độ chịu lực kém hơn so với sàn gỗ tự nhiên

Các loại sàn gỗ kỹ thuật

Dựa vào nguyên vật liệu gỗ để sản xuất ra sàn gỗ kỹ thuật, ta có thể phân chia các loại sàn gỗ kỹ thuật phổ biến sau đây:

  • Sàn gỗ kỹ thuật sồi
  • Sàn gỗ kỹ thuật giáng hương
  • Sàn gỗ kỹ thuật gõ đỏ
  • Sàn gỗ kỹ thuật sồi
  • Sàn gỗ kỹ thuật thông
  • Sàn gỗ kỹ thuật óc chó
  • Sàn gỗ kỹ thuật chiu liu
  • Sàn gỗ kỹ thuật căm xe
  • v.v..
Xem Thêm  Tất cả kích thước bàn ghế phòng khách lớn nhỏ điều có
Các loại sàn gỗ kỹ thuật
Loại sàn gỗ kỹ thuật óc chó

Quy cách của gỗ ván sàn kỹ thuật

Quy cách phổ biến nhất của sàn gỗ kỹ thuật thường được áp dụng trong thi công nội thất là: 1820 x 145 x 14/ 3.0mm và 1900 x 190 x 15/3mm. Bên cạnh đó, đối với các thiết kế cao cấp như công trình, biệt thự, chung cư, nhà hàng, khách sạn,… thì người ta thường áp dụng các kích thước dưới đây:

  • 900 x 150 x 15/3.0 mm
  • 900 x 120 x 15/3.0 mm
  • 900 x 90 x 15/3.0 mm
Quy cách của gỗ ván sàn kỹ thuật
Quy cách phổ biến của gỗ ván sàn kỹ thuật thường được áp dụng trong thi công nội thất là 1820 x 145 x 14/ 3.0mm và 1900 x 190 x 15/3mm

Bảng giá sàn gỗ kỹ thuật mới nhất 2022

Giá thành của sàn gỗ kỹ thuật trên thị trường hiện nay rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất liệu gỗ thi công, kích thước, mẫu mã, chủng loại, màu sắc của sàn gỗ, quá trình gia công, cơ sở cung cấp vật liệu,… Dưới đây là bảng báo giá sàn gỗ kỹ thuật mới nhất năm 2023. Các bạn có thể tham khảo để đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho thiết kế nội thất của mình.

Các loại sàn gỗ kỹ thuật

Quy cách

(mm)

Đơn giá

(đ/m2)

Sàn gỗ kỹ thuật sồi

900 x 90 x 15 710.000

900 x 120 x 15

740.000
900 x 150 x 15

780.000

Sàn gỗ kỹ thuật óc chó

900 x 90 x 15 900.000

900 x 120 x 15

1.000.000

900 x 150 x 15

1.120.000

Sàn gỗ kỹ thuật căm xe

900 x 90 x 15 700.000

900 x 120 x 15

880.000

900 x 150 x 15

970.000

Sàn gỗ kỹ thuật chiu liu

900 x 90 x 15 850.000

900 x 120 x 15

890.000

900 x 150 x 15

950.000

Sàn gỗ kỹ thuật giáng hương

900 x 90 x 15 850.000
900 x 120 x 15

910.000

900 x 150 x 15

980.000

Bảng giá sàn gỗ kỹ thuật mới nhất 2022
Giá thành của sàn gỗ kỹ thuật trên thị trường còn phụ thuộc vào chất liệu gỗ, kích thước, mẫu mã, chủng loại của sàn gỗ, quá trình gia công, cơ sở cung cấp,…

Nếu các bạn đang cần mua các vật liệu nội thất thay thế cho sàn gỗ tự nhiên thì có thể cân nhắc lựa chọn sàn gỗ kỹ thuật, vì nó có giá thành phải chăng nhưng mang lại tính thẩm mỹ cao không hề thua kém các sản phẩm sàn gỗ tự nhiên. Chúc các bạn lựa chọn được vật liệu phù hợp với thiết kế nội thất trong ngôi nhà của mình. Và đừng quên đón đọc nhiều bài viết hữu ích khác tại Nguyễn Dũng Royal nhé!

Xem Thêm  Gỗ Hương Xám và Những điều Bạn cần biết NGAY về nó

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *